19/02/2025 20:57 GMT+7

Thị trấn Philippines gây tranh cãi vì thưởng tiền để người dân bắt… muỗi

Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết bùng phát, chính quyền một thị trấn đông dân ở Philippines đã treo thưởng tiền mặt để người dân bắt muỗi.

Thị trấn Philippines gây tranh cãi vì thưởng tiền để người dân bắt… muỗi - Ảnh 1.

Ông Miguel Labag (64 tuổi) mang một hộp nhựa chứa 45 con lăng quăng đến đổi thưởng, nhận được số tiền 9 peso (15 cent Mỹ) theo chương trình “bắt muỗi đổi tiền” nhằm ngăn chặn sự lây lan của sốt xuất huyết - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin BBC ngày 19-2, chính quyền địa phương tại Barangay Addition Hills, một khu vực đông dân ở trung tâm Manila (Philippines), triển khai chương trình "bắt muỗi đổi tiền", treo thưởng tiền mặt để người dân bắt muỗi nhằm ngăn chặn sự lây lan của sốt xuất huyết.

Theo đó, cứ 5 con muỗi - dù còn sống hay đã chết - hoặc lăng quăng sẽ được đổi lấy một peso (khoảng 400 đồng). Những con muỗi còn sống sẽ bị tiêu diệt bằng tia cực tím.

Sáng kiến này được Trưởng làng Carlito Cernal khởi xướng, sau khi hai học sinh tại khu vực này tử vong vì sốt xuất huyết, khiến chính quyền địa phương lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Ông Cernal cho biết chương trình dự kiến kéo dài ít nhất một tháng, nhằm hỗ trợ các biện pháp phòng chống muỗi khác như dọn dẹp môi trường, loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng. Hiện đã có 21 người dân tham gia và mang đến tổng cộng 700 con muỗi cùng lăng quăng để nhận thưởng.

Ngay khi được công bố, sáng kiến này đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Một số người mỉa mai rằng "mô hình nuôi muỗi sắp xuất hiện", trong khi có người đặt câu hỏi chế giễu rằng liệu muỗi bị thiếu cánh có bị từ chối hay không.

Tuy nhiên, ông Cernal khẳng định rằng đây là một giải pháp cần thiết cho cộng đồng đông dân cư của mình.

Barangay Addition Hills có gần 70.000 người sống chen chúc trong một khu vực 162ha ngay trung tâm Metro Manila. Trong đợt bùng phát mới nhất, địa phương này đã ghi nhận 44 ca sốt xuất huyết.

Bộ Y tế Philippines (DOH) cho biết họ đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn sốt xuất huyết, nhưng không đưa ra bình luận về tính hiệu quả của biện pháp trên. DOH khuyến cáo người dân nên phối hợp với các cơ quan y tế địa phương, để áp dụng các phương pháp kiểm soát muỗi dựa trên cơ sở khoa học.

Tính đến ngày 1-2, Bộ Y tế nước này đã ghi nhận đến 28.234 ca sốt xuất huyết, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Tại thành phố Quezon, số ca tử vong đã lên tới 10 người, chủ yếu là trẻ em, trong số 1.769 cư dân bị nhiễm bệnh.

Ngoài sốt xuất huyết, mưa lớn cũng làm gia tăng các bệnh do môi trường ẩm ướt gây ra, bao gồm cúm và leptospirosis - một căn bệnh do vi khuẩn từ nước tiểu chuột gây ra, có thể lây nhiễm khi con người tiếp xúc với nước lũ bị ô nhiễm.

Nhiều kiểu chống muỗi ngăn sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh đặc hữu ở các nước nhiệt đới và thường bùng phát ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi mang vi rút sinh sôi ở những nơi ao tù nước đọng.

Bệnh có thể gây sốt cao, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và khớp, thậm chí dẫn đến xuất huyết nội và tử vong trong trường hợp nặng.

Để chống dịch bệnh, giải pháp hàng đầu là diệt muỗi. Ngoài cách "đổi muỗi lấy tiền" ở trên, một ngôi làng khác tại thành phố Quezon của Philippines đang cân nhắc việc thả đàn ếch vào các con mương, ao hồ để tiêu diệt muỗi khi chúng còn là lăng quăng.

Tại Tây Ban Nha, một phòng thí nghiệm ở Valencia đã nuôi và thả hàng nghìn con muỗi vô sinh vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi, chống lại sự lây lan của sốt xuất huyết và các bệnh khác.

Tại Brazil, các nhà khoa học thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết. Cách này cũng đã được áp dụng tại Việt Nam như ở Tiền Giang, Bình Dương, Khánh Hòa...

Wolbachia là vi khuẩn tự nhiên hiện diện ở khoảng 60% các loài côn trùng như: chuồn chuồn, ruồi giấm, bươm bướm và muỗi; không có biến đổi gene muỗi, an toàn cho người, động vật và môi trường.

Các nghiên cứu đến nay cho thấy khi muỗi vằn có mang vi khuẩn Wolbachia sẽ giúp làm giảm lây truyền các mầm bệnh như: sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika, vi rút Chikungunya và sốt vàng da ở người...

Sốt xuất huyết tăng liên tục, có ca tử vong

Trong tuần gần nhất tại TP.HCM đã có gần 700 ca sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết đang dịch chuyển về trẻ lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar