15/11/2023 09:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thi tốt nghiệp THPT: cần thay đổi quan niệm học để thi, thi mới học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng phương án thi tốt nghiệp THPT 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn đáp ứng một số yêu cầu, trong đó rõ nhất là giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 

Học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Do vậy việc dạy, học và thi cần bám theo mục tiêu này.

Không nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tầm quốc gia

Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ theo phương án thí sinh thi 4 môn (lựa chọn 2 + 2), gồm: thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.

Bộ cho rằng với phương án thi tốt nghiệp THPT này đã đáp ứng một số yêu cầu, trong đó cái thấy rõ nhất là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn, số buổi thi 3 buổi giảm 1 số buổi thi so với hiện nay).

Đề xuất này là một bước tiến đáng được ghi nhận. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục đổi mới và cần đổi mới triệt để hơn, vì một kỳ thi được tổ chức cấp quốc gia vẫn sẽ còn tốn kém và căng thẳng.

Luật Giáo dục hiện hành quy định phải thi để công nhận tốt nghiệp THPT nhưng luật không quy định thi cấp quốc gia hay cấp tỉnh, cấp trường; không quy định thi môn nào, thi mấy môn... mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Do vậy kỳ thi này hoàn toàn có thể do trường phổ thông hoặc sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Bộ nên giao cho mỗi địa phương tự ra đề, tự xác định thời gian thi, tự tổ chức thi, tự coi thi, tự chấm thi, tự xét tốt nghiệp THPT. Khi đó bộ chỉ giữ vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi, hậu kiểm kết quả thi ở các địa phương.

Học và thi theo định hướng phát triển năng lực 

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học. Sự đổi mới cần phải thực hiện toàn diện và đồng bộ, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Như vậy học không phải để thi. Quan điểm này cần phải được hiện thực hóa trong chương trình giáo dục phổ thông mới và trong đời sống giáo dục.

Trong khi trên thực tế việc dạy, và đặc biệt là kiểm tra đánh giá theo chương trình mới vẫn đang được các trường thực hiện rất nặng nề (ai có con đang học sẽ biết rõ).

Thực tế hiện nay cho thấy học sinh vẫn học để thi, vẫn phải chạy theo thành tích cho dù nhiều phụ huynh, học sinh không hề mong muốn. Vấn đề cần phải thông suốt trong toàn ngành giáo dục là học để phát triển năng lực và phẩm chất như đúng theo quan niệm của chương trình mới.

Đổi mới mạnh mẽ chương trình, chất lượng dạy tiếng Anh

Riêng với môn tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá một cách nghiêm túc chất lượng chương trình và chất lượng giảng dạy thực tế ra sao. Đó mới là điều quan trọng chứ không phải ở chỗ thi hay không thi môn này.

Cần khẳng định ngay, tiếng Anh vô cùng quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay nhưng thực tế nếu học sinh chỉ học và thi ở trường phổ thông như hàng chục năm qua thì không thể giỏi ngoại ngữ được.

Ngành giáo dục cần phải thấy phụ huynh sẵn lòng chi tiền triệu hàng tháng để cho học ngoại ngữ ở các trung tâm bên ngoài. Họ đầu tư cho con học như vậy đâu chỉ để thi.

Tại sao ngành giáo dục không bàn giải pháp cạnh tranh với các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài?

Nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

Chỉ vài tuần nữa thôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Mời bạn đọc cùng tham gia chia sẻ ý kiến, phản hồi và hiến kế cho vấn đề quan trọng này. Bạn đọc có thể bình luận ở dưới bài viết hoặc email tới [email protected].

Thăm dò ý kiến

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa đề xuất kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ theo phương án thí sinh thi 4 môn (lựa chọn 2 + 2), gồm: thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12. Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Kiến nghị phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc

Đây là phương án thi tốt nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào phiên họp ngày 14-11 của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar