31/07/2018 10:02 GMT+7

Thi THPT quốc gia nên điều chỉnh ra sao?

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận đề thi năm nay chưa phù hợp với mục tiêu của kỳ thi. Quy chế, quy trình thực hiện còn có nhiều sơ suất phải điều chỉnh.

Thi THPT quốc gia nên điều chỉnh ra sao? - Ảnh 1.

Thí sinh đến điểm thi Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM làm thủ tục 2018 chiều 24-6 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 30-7, một cuộc tọa đàm do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với sự tham gia của ông Phùng Xuân Nhạ (bộ trưởng Bộ GD-ĐT) và lãnh đạo các cấp của Bộ GD-ĐT, các chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực giáo dục tập trung thảo luận về kỳ thi THPT quốc gia.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ sau phiên họp, GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết: "Một số ý kiến tại buổi tọa đàm cũng cho rằng vì đặt nặng hơn mục tiêu vào ĐH nên kỳ thi dễ xảy ra gian lận, tiêu cực".

Xác định mục tiêu kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT

Một số chuyên gia dự tọa đàm nhận xét năm 2018 quá khó khiến dư luận hiểu mặc dù kỳ thi nhằm hai mục tiêu nhưng lại nghiêng nhiều vào việc tuyển sinh ĐH. Trong đó có người phê phán khá gay gắt quan điểm ra đề thi năm nay.

"Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự cả hai phiên họp trong ngày để lắng nghe và đã thừa nhận việc đề thi năm nay chưa phù hợp với mục tiêu của kỳ thi và quy chế, quy trình thực hiện còn có nhiều sơ suất phải điều chỉnh" - TS Nguyễn Tùng Lâm, một trong các chuyên gia dự tọa đàm, thông tin.

"Nên xác định mục tiêu này cho đúng là kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT" - chia sẻ quan điểm này với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho biết đây là ý kiến tương đối thống nhất của các chuyên gia tại buổi tọa đàm.

Cũng bày tỏ quan điểm trong việc xác định tính chất của kỳ thi THPT quốc gia, ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng bên cạnh mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT, các trường ĐH có quyền sử dụng kết quả của kỳ thi này hoặc sử dụng kết quả đó nhưng bổ sung thêm các hình thức đánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp.

"Theo tinh thần của cuộc tọa đàm hôm nay và ý kiến cá nhân tôi thì duy trì kỳ thi này cho đến hết năm 2020, đến năm 2021 khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới lên đến cấp THPT thì việc đổi mới hoàn toàn về cách thi là cần thiết.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đây là kỳ thi để phục vụ xét tốt nghiệp THPT từ năm 2019 và các trường ĐH phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để có phương án tuyển sinh của mình thì mới kịp được. Quyền chủ động tuyển sinh rất phù hợp với Luật giáo dục ĐH hiện hành" - GS Thuyết trao đổi.

Sẽ điều chỉnh thế nào?

Sau khi xác định mục tiêu chủ yếu của kỳ thi là "xét tốt nghiệp", các chuyên gia cho rằng điều đầu tiên cần thống nhất là hướng ra đề thi phải thay đổi, không thể ra đề quá khó nhằm mục đích thuận lợi cho các trường ĐH tốp đầu tuyển sinh.

TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất nên chăng ứng dụng công nghệ hiện đại hơn vào giám sát kỳ thi như lắp camera toàn bộ các phòng thi để phòng gian lận. Làm được việc này ít nhất sẽ hạn chế tình trạng gian lận có tổ chức có thể xảy ra.

Ngoài ra, quy trình chấm thi, nhất là đối với bài thi trắc nghiệm, nên rà soát lại. Bộ GD-ĐT cử thanh tra của các trường ĐH cắm chốt nhưng lại chỉ ở vòng ngoài. 

Còn người trực tiếp giám sát việc quét bài, chấm bài chỉ có thanh tra tại địa phương, như thế nếu có việc tổ chức gian lận thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

"Nên nghiên cứu xem có thể rọc phách bài thi trắc nghiệm không? Một vấn đề nữa cần xem xét là nên chấm chéo giữa các địa phương để đảm bảo khách quan hơn, tránh việc giám thị, người phụ trách chấm thi ở các địa phương có hành vi sai phạm hoặc chịu áp lực nào đó để sai phạm" - TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ với Tuổi Trẻ. Ông cho biết cũng đưa ra ý kiến này tại tọa đàm.

Một số chuyên gia khác tại tọa đàm nêu ý kiến cho rằng nên chăng tổ chức chấm tập trung bài thi trắc nghiệm theo cụm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

"Có những ý kiến đặt ra việc thi trên máy như một giải pháp chống gian lận thi cử. Tuy nhiên việc này cũng phải tính đến những yếu tố rủi ro như trục trặc máy móc, đường truyền kỹ thuật" - GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Trong suốt buổi tọa đàm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ yếu lắng nghe tiếp thu ý kiến, chưa kết luận, chốt lại vấn đề này.

Hành trình 3 năm thực hiện kỳ thi THPT quốc gia

Năm 2015-2018, Bộ GD-ĐT quyết định tổ chức kỳ thi THPT quốc gia dùng vào hai mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH - CĐ.

Có một số điều chỉnh trong ba năm tổ chức kỳ thi này về nội dung thi, đề thi, cách thức tổ chức kỳ thi. Ưu điểm của kỳ thi này là giảm áp lực đối với học sinh, xã hội, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Năm 2016, việc đưa các cụm thi về từng huyện giảm việc di chuyển, đi lại của thí sinh. Năm 2017, với những điều chỉnh mới, kỳ thi hạn chế tiêu cực trong coi thi, chấm thi, nhẹ nhàng hơn.

Việc tổ chức thi theo bài giúp giảm bớt tình trạng dạy và học lệch, học tủ, giảm tình trạng dạy thêm học thêm. Học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn vào ĐH - CĐ.

Nhưng các kỳ thi từ năm 2015 đến 2018 cũng đều bộc lộ một số hạn chế. Năm 2017, đề thi có độ phân hóa chưa cao. Nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn không vào được các trường ĐH mong muốn, nhất là khối trường công an, quân đội.

Năm 2018 xảy ra tiêu cực trong công tác chấm thi ở Hà Giang, Sơn La, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỳ thi, lòng tin vào đổi mới thi và đổi mới giáo dục.

(Theo tài liệu tại cuộc tọa đàm)

TTO - Hiện chưa rõ có bao nhiêu bài thi trắc nghiệm ở Sơn La được sửa điểm và sửa như thế nào, cũng không thể chấm lại vì không còn căn cứ để đối chiếu, điều chỉnh.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Vừa hoàn thành tất cả các học phần, sinh viên Đỗ Ngọc Huế không may gặp tai nạn giao thông và qua đời. Hôm nay, chị gái của Huế đã lên bục nhận bằng tốt nghiệp thay em, khoảnh khắc khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động.

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Ngày 23-5, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết hôm nay kết thúc thời gian để thí sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT điều chỉnh nguyện vọng, các trường hoàn tất nhập liệu phiếu đăng ký dự thi.

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

TP.HCM công bố tiêu chuẩn của trường tiên tiến, hội nhập

Ngày 23-5, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chuẩn thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế.

TP.HCM công bố tiêu chuẩn của trường tiên tiến, hội nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar