08/04/2018 15:34 GMT+7

Thi THPT Quốc gia 2018: Lưu ý gì khi đăng ký dự thi?

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Sáng 7-4, chương trình giao lưu trực tuyến hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia xét tuyển ĐH, CĐ 2018 tại tuoitre.vn.

Thi THPT Quốc gia 2018: Lưu ý gì khi đăng ký dự thi? - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến sáng 7-4 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ - Ảnh: TRẦN HUỲNH


Dưới đây là một phần nội dung giao lưu.

* Làm hồ sơ đăng ký dự thi sai em có được dự thi không? Thầy có thể chia sẻ giúp em những lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay? (Mai Nguyễn)

- Ông Nguyễn Minh Hoàng (trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM): Trên phiếu đăng ký có những điểm cần lưu ý, phần hướng dẫn ghi phiếu và phần hướng dẫn về các diện ưu tiên và điểm khuyến khích. 

Bạn cần đọc kỹ những thông tin này và làm theo là đủ. Tuy nhiên, nếu muốn chắc ăn, bạn hãy photo điền lên bản nháp sau đó điền vào bản chính thức.

* Khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển tôi ghi nhiều ngành nghề và nhiều tổ hợp môn được không? Sau này muốn điều chỉnh thì tôi làm lúc nào được? (Đoàn Hùng Dũng)

- PGS.TS Trần Văn Nghĩa (phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT): Theo quy định, thí sinh có thể đăng ký không hạn chế nguyện vọng... Một nguyện vọng được hiểu là một ngành trong một trường và sử dụng một tổ hợp để xét tuyển. 

Trường hợp dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào cùng một ngành thì phải sử dụng nhiều nguyện vọng. 

Sau khi có kết quả thi, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng một trong hai cách: điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến từ ngày 19-7 đến hết ngày 26-7; điều chỉnh bằng phiếu (chỉ thực hiện khi thí sinh thay đổi số nguyện vọng) từ ngày 19-7 đến hết ngày 28-7 tại các điểm đăng ký dự thi. 

Ngoài ra, nếu phát hiện sai sót, thí sinh được tiếp tục sửa chữa sai sót trong hai ngày 29-7 và 30-7.

* Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH năm 2018 của các trường công lập và dân lập sẽ kết thúc vào ngày 20-4 như nhau phải không? (Phạm Cao Kỳ)

- PGS.TS Trần Anh Tuấn (phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT): Theo quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, từ ngày 1-4 đến 20-4, thí sinh phải đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia (đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT) và đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi.

Như vậy, dù thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 vào trường công lập hay tư thục đều phải tuân thủ theo lịch tuyển sinh chung này. 

Thông tin về lịch tuyển sinh đã được Bộ GD-ĐT công bố. Bạn có thể tìm trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Bắt đầu từ đợt 2 trở đi, các trường được tự chủ quy định điều kiện, hồ sơ đăng ký xét tuyển. Bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết về các đợt tuyển sinh của từng trường cụ thể trên website của trường hoặc cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

* Đề thi THPT quốc gia năm nay sẽ ra như thế nào? (Nhiều thí sinh)

- PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Phạm vi ra đề thi năm nay ngoài chương trình lớp 12 còn có các câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11. Hiện Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi minh họa. Thí sinh căn cứ vào đề thi minh họa có thể xác định được cấu trúc đề thi, tỉ lệ các câu hỏi dễ/khó để có định hướng ôn tập.

Sáng nay, tư vấn trực tuyến xét tuyển nhóm ngành kinh tế

Buổi tư vấn thứ hai của chương trình trực tuyến tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 do Tuổi Trẻ Online tổ chức tiếp tục diễn ra lúc 9h sáng nay (8-4).

Với chủ đề "Chọn ngành phù hợp nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh...", buổi tư vấn có sự tham gia của 9 khách mời gồm: TS Lê Tuấn Lộc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM);

TS Đặng Thị Ngọc Lan - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing; TS Hà Thúc Viên - quyền hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức; TS Tăng Hữu Tân - trưởng ban tuyển sinh Trường ĐH Tôn Đức Thắng; ông Vũ Quang Huy - phó ban tuyển sinh truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;

ThS Lê Dũng - trưởng phòng đào tạo - khảo thí Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM; ThS Phạm Thanh Bình - trưởng phòng quan hệ doanh nghiệp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn;

ThS Phạm Thái Sơn - giám đốc trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM; TS Phan Ngọc Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Mời bạn đọc truy cập địa chỉ tuoitre.vn để đặt câu hỏi và theo dõi toàn bộ nội dung tư vấn.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar