07/04/2024 08:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực 'đông nhất lịch sử'

Sáng nay 7-4, hơn 95.000 thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, đông nhất từ trước đến nay.

Hơn 95.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hơn 95.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ 6h sáng, địa điểm thi Trường ĐH Sài Gòn đã bắt đầu ghi nhận những thí sinh đầu tiên. Đến khoảng 7h, số lượng thí sinh đến địa điểm thi đạt cao điểm.

Theo ghi nhận, phần lớn thí sinh đều thoải mái trước khi làm bài thi đánh giá năng lực, dù đây là một trong những kỳ thi lớn đầu tiên trong mùa thi cử năm 2024.

Bạn Hoàng Lê Nhật, học sinh Trường THPT Hùng Vương (TP.HCM), cho biết để chuẩn bị cho kỳ thi, bạn dành khoảng 30% tổng thời gian học ôn tập thi đánh giá năng lực. 

Hơn 95.000 thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM

Do kiến thức khá rộng nên Nhật xác định tập trung vào những phần có thế mạnh của bạn là văn, sử, địa, không quá sa đà vào những mảng khác. "Mình xác định sẽ làm hết sức trong ngày hôm nay mà không áp lực nặng kết quả. Dù sao cũng còn một đợt thi đánh giá năng lực nữa", Nhật nói.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM sáng 7-4. Ảnh: NHƯ HÙNG

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM sáng 7-4. Ảnh: NHƯ HÙNG

Còn Minh Hiếu, học sinh Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết bạn gần như không ôn tập gì nhiều cho kỳ thi đánh giá năng lực. Hiếu nói chỉ học theo các kiến thức trong trường là đủ, bởi kỳ thi thiên nhiều về tư duy hơn là ghi nhớ. "Vì còn đợt 2 nên mình cũng khá thoải mái", Hiếu nói.

Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Hoàng Duy, học sinh Trường TH-THCS-THPT Vạn Hạnh (TP.HCM), cho biết bước vào kỳ thi lần này với tâm lý trải nghiệm. Duy nói mình vừa dồn sức ôn thi IELTS hồi đầu năm, có kết quả IELTS xong mới bắt đầu ôn tập tiếp kỳ thi đánh giá năng lực. 

Vì thời gian ôn tập của Duy chỉ còn 1 tháng nên bạn lên kế hoạch lần này thi chỉ để biết cảm giác phòng thi, thử làm bài, lấy kinh nghiệm ôn tập cho đợt thứ 2 kỳ thi đánh giá năng lực. "Mình dự định xét tuyển vào ngành kỹ thuật ô tô của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), nên thi đánh giá năng lực trên 750 điểm mình nghĩ sẽ có cơ hội", Duy nói.

Học sinh rạng rỡ đến dự thi tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), thí sinh có mặt từ sáng sớm để nghe hướng dẫn và kiểm tra những giấy tờ cần thiết được đem vào phòng thi. 

Khải Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Long An - cho biết trường bố trí 5 xe đưa các bạn lên thi từ lúc 5h sáng, để có kết quả tốt bạn đã ôn bài rất kỹ và chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái.

Còn Gia Tuệ - học sinh Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) - nói bạn cũng không đặt nặng kết quả của kỳ thi này nên tinh thần khá thoải mái, bạn nghĩ tinh thần tốt thì kết quả sẽ tốt. Với những kiến thức đã có bạn nghĩ mình sẽ đạt kết quả như mong muốn.

Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được diễn ra tại 24 địa phương, gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Theo lịch thi, vào lúc 7h30, thí sinh được gọi tên vào phòng thi làm thủ tục, nghe quy chế. Đến 8h30, thí sinh bắt đầu làm bài, thời gian 150 phút. 

Thí sinh đến điểm thi đánh giá năng lực tại Trường ĐH Sài Gòn từ sáng sớm - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Thí sinh đến điểm thi đánh giá năng lực tại Trường ĐH Sài Gòn từ sáng sớm - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Thí sinh xem danh sách phòng thi trước khi vào làm thủ tục - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thí sinh xem danh sách phòng thi trước khi vào làm thủ tục - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thí sinh được tình nguyện viên hướng dẫn đến phòng thi tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh được tình nguyện viên hướng dẫn đến phòng thi tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh chờ giám thị gọi tên vào phòng thi - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thí sinh chờ giám thị gọi tên vào phòng thi - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa, đến khoảng 7h30 ghi nhận 1 trường hợp quên giấy tờ thi, các thầy cô hỗ trợ làm giấy cam đoan trước khi vào phòng thi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa, đến khoảng 7h30 ghi nhận 1 trường hợp quên giấy tờ thi, các thầy cô hỗ trợ làm giấy cam đoan trước khi vào phòng thi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giám thị kiểm tra giấy tờ và tài liệu của thí sinh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giám thị kiểm tra giấy tờ và tài liệu của thí sinh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có nên luyện thi đánh giá năng lực?

Nhiều cá nhân, tổ chức trên mạng chào mời luyện thi đánh giá năng lực cấp tốc 'chắc suất điểm cao', thí sinh có nên tham gia?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic Vật lý Châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lý Châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic Vật lý Châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar