11/02/2022 12:13 GMT+7

Thì ra học sinh chưa ngoan ở Ai Cập 2.000 năm trước cũng bị... chép phạt

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Các mảnh gốm hơn 2.000 năm tuổi giúp nhóm nghiên cứu Đại học Tubingen (Đức) hình dung về cuộc sống của người Ai Cập xưa, từ việc đi học đến mua bán hằng ngày và cách xử phạt học sinh không ngoan.

Thì ra học sinh chưa ngoan ở Ai Cập 2.000 năm trước cũng bị... chép phạt - Ảnh 1.

Mảnh gốm có các ký tự giống nhau nên các nhà nghiên cứu tin rằng đây là bài chép phạt của học sinh Ai Cập cổ - Ảnh chụp màn hình CNN

Số cổ vật được khai quật tại Athribis, một khu định cư cổ đại được xây dựng cách Luxor khoảng 200km về phía bắc, theo Đài CNN.

Theo giáo sư Christian Leitz của Đại học Tubingen, nhiều mảnh gốm có nguồn gốc từ một ngôi trường cổ đại.

“Có danh sách các tháng, số, bài toán số học, bài tập ngữ pháp và 'bảng chữ cái chim' - mỗi chữ cái được gán cho một loài chim có tên bắt đầu bằng chữ cái đó", ông Leitz cho biết thêm. 

Phần lớn mảnh gốm tìm thấy được khắc chữ Demotic, một trong ba chữ viết cổ đại có trên Phiến đá Rosetta.

Hàng trăm mảnh gốm chi chít một ký tự giống nhau ở cả mặt trước và mặt sau cũng được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là bằng chứng cho thấy học sinh hư đã bị bắt chép phạt từ 2.000 năm trước.

Nhóm khảo cổ cũng tìm thấy một số mảnh gốm khác ghi lại danh sách họ tên, biên lai mua bán, danh sách hàng hóa,...

Thì ra học sinh chưa ngoan ở Ai Cập 2.000 năm trước cũng bị... chép phạt - Ảnh 2.

Mảnh gốm có hình vẽ của trẻ em Ai Cập cổ - Ảnh chụp màn hình CNN

Các mảnh gốm khác thì có bức vẽ hình người, hình ảnh đại diện của các vị thần và một số loài động vật. 

Theo các nhà nghiên cứu, rất hiếm khi tìm thấy một khối lượng lớn mảnh gốm có chữ viết và hình ảnh như vậy bên ngoài Thung lũng các vị vua ở Luxor.

Nằm gần thành phố Sohag ngày nay, Athribis là đối tượng của các cuộc khai quật trong hơn 100 năm qua. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn tại khu đất rộng 30ha chỉ mới bắt đầu vào năm 2003, khi Đại học Tubingen và Bộ Du lịch, cổ vật Ai Cập khởi động Dự án Athribis.

Cuộc khai quật tập trung vào một ngôi đền do pharaoh Ptolemy XII xây dựng và hiện đã được mở cửa cho du khách tham quan. Các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục khai quật những khu vực còn lại, tin rằng trong 30ha này có cả một khu nghĩa địa, khu định cư và mỏ khai thác đá cổ.

Ai Cập khánh thành Đại lộ Nhân sư 3.000 năm tuổi

TTO - Lễ khánh thành Đại lộ Nhân sư có niên đại 3.000 năm diễn ra hoành tráng ở thành phố Luxor ngày 25-11 mang theo kỳ vọng vực dậy ngành du lịch gắn liền với các di tích khảo cổ của Ai Cập.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar