09/04/2021 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thêm Úc, Philippines hạn chế dùng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Hãng AstraZeneca lún thêm vào khủng hoảng khi ngày càng nhiều nước công bố hạn chế sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của họ, vì lo ngại tác dụng phụ cực hiếm gặp liên quan đông máu.

Thêm Úc, Philippines hạn chế dùng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuẩn bị vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca tại một phòng khám đa khoa ở Đức ngày 24-3-2021 - Ảnh: REUTERS

Úc và Philippines ngày 8-4 nối tiếp Ý, Pháp, Hà Lan, Đức cùng một số nước giới hạn độ tuổi người được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca, trong khi Liên minh châu Phi hủy kế hoạch mua vắc xin của công ty này dù nguồn cung vắc xin đang thiếu hụt trên toàn cầu.

Philippines ngưng tiêm vắc xin AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi, sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 7-4 nói tìm thấy các trường hợp đông máu hiếm gặp trong số những người đã tiêm vắc xin của hãng.

Dù EMA nói họ vẫn tin rằng lợi ích của vắc xin AstraZeneca lớn hơn nhiều so với các rủi ro của nó, một số nước vẫn có động thái phòng ngừa vì thận trọng.

Úc khuyến nghị người dưới 50 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech thay vì AstraZeneca.

Úc cảnh báo sự thay đổi này sẽ làm chậm tiến độ tiêm phòng COVID-19 của nước này. Giới chức y tế Anh cũng khuyến nghị nên tiêm vắc xin khác ngoài AstraZeneca cho những người dưới 30 tuổi.

Trong khi đó, Indonesia trở thành quốc gia mới nhất buộc phải tìm nguồn cung vắc xin từ các hãng dược khác, theo Hãng tin Reuters. Bộ Y tế Indonesia ngày 8-4 cho biết nước này đang đàm phán 100 triệu liều vắc xin COVID-19 với Trung Quốc.

Liên minh châu Phi đang cân nhắc vắc xin của Johnson & Johnson, đồng thời bỏ kế hoạch mua các liều vắc xin của AstraZeneca từ Viện Huyết thanh Ấn Độ.

Ấn Độ cũng tạm ngừng xuất khẩu vắc xin AstraZeneca do Viện Huyết thanh Ấn Độ - nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới - sản xuất trong bối cảnh các ca lây nhiễm COVID-19 trong nước tăng.

Vắc xin của AstraZeneca có giá phải chăng, chỉ vài USD/liều. Cho đến nay, vắc xin của AstraZeneca là loại rẻ nhất trong số các vắc xin ngừa COVID-19 đang lưu hành trên thế giới và không yêu cầu bảo quản ở môi trường cực lạnh như một số vắc xin khác.

Điểm này khiến vắc xin AstraZeneca trở thành vắc xin chính trong nhiều chương trình tiêm chủng ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, đã có hơn chục quốc gia tạm ngừng một thời gian, hoặc tạm ngừng một phần việc tiêm vắc xin AstraZeneca. Lúc đầu là vì lo ngại tác dụng với người lớn tuổi, và nay là vì tác dụng phụ hiếm gặp ở những người trẻ hơn.

Những sự cố liên tiếp đã làm chậm tiến độ triển khai vắc xin AstraZeneca trên toàn cầu, trong bối cảnh nhiều chính phủ khẩn trương tìm vắc xin thay thế để ngăn chặn đại dịch đã giết hơn 3 triệu người trên thế giới.

AstraZeneca cho biết đang hợp tác với giới chức Anh và châu Âu để nêu vấn đề xuất hiện cục máu đông trong não là "tác dụng phụ tiềm năng cực kỳ hiếm gặp" khi sử dụng vắc xin của hãng.

Vì sao vẫn nên tiêm vắc xin AstraZeneca?

TTO - Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7-4 đều kết luận có thể có liên hệ giữa tình trạng đông máu với vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, song lợi ích của việc tiêm vắc xin vẫn lớn hơn rủi ro.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Ngày 15-5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông không mấy hy vọng sẽ có bước đột phá trong đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 cho đến khi ông Trump và ông Putin gặp mặt trực tiếp.

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Anh, Đức hợp tác phát triển tên lửa để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ; Ông Trump: Mỹ tiến ‘rất gần’ đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar