28/09/2022 11:01 GMT+7

Thêm sông băng biến mất tại Đức

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Một trong vài sông băng còn tồn tại ở Đức trong mùa Hè này đã biến mất khi thời tiết nắng nóng khiến băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ nhanh hơn giới khoa học dự báo.

Thêm sông băng biến mất tại Đức - Ảnh 1.

Nước Đức mất một trong năm sông băng vào mùa hè. Ảnh apnews.com

Một trong vài sông băng còn tồn tại ở Đức trong mùa Hè này đã biến mất khi thời tiết nắng nóng khiến băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ nhanh hơn giới khoa học dự báo. Nội dung này nằm trong báo cáo khoa học được Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria công bố ngày 26/9.

Trong báo cáo, viện trên cho biết sông băng Southern Schneeferner của nước này đã chính thức bị 'xóa sổ' do tốc độ băng tan nhanh. Theo cơ quan này, phần lớn lớp băng của sông băng Schneeferner đã giảm đáng kể. Tại đa số các vị trí của sông băng, lớp băng đo được chưa đến 2 m. Thậm chí, nơi dày nhất hiện giảm xuống dưới 6 m so với khoảng 10 m vào năm 2018.

Cũng từ năm 2018 đến nay, diện tích bề mặt của sông băng đã giảm 50% xuống còn khoảng 1 ha. Từ đó, Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria cảnh báo lớp băng còn lại sẽ hoàn toàn biến mất trong 1 - 2 năm tới.

Như vậy, hiện Đức chỉ còn 4 sông băng gồm Northern Schneeferner và Hoellentalferner nằm trên ngọn núi cao nhất của Đức Zugspitze, cùng với Blaueis và Watzmann ở dãy núi Berchtesgaden Alps.

Kể từ đầu năm 2000, giới khoa học ngày càng theo dõi sát sao tốc độ băng tan nhanh trên dãy Alps cũng như nhiều nơi khác. Năm 2021, Cơ quan Môi trường bang Bavaria công bố một báo cáo cho rằng Đức sẽ mất những dòng sông băng cuối cùng trong vòng một thập kỷ tới khi biến đổi khí hậu gia tăng. Trước đó, các nhà khoa học dự báo các sông băng sẽ chỉ tồn tại đến giữa thế kỷ này.

Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới - tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng - đang dần thu hẹp diện tích hoặc biến mất do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có diện tích nhỏ hơn với lớp băng phủ tương đối ít. Trong khi đó, nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3 độ C mỗi thập niên - nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% thể tích so với hiện tại vào năm 2100.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Chương trình thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng giai đoạn 2025 – 2030 của tỉnh Bình Định cũ. Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở đào tạo 7.500 nhân lực cho dự án.

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Walmart ghi nhận 3 trường hợp người tiêu dùng bị thương khi nắp bình nước giữ nhiệt hiệu “Ozark Trail 64 oz” văng trúng mặt, trong đó 2 người bị tổn thương mắt dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm tạm thời đối với một phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh Alzheimer, vốn đã được áp dụng tại gần 400 bệnh viện trên toàn quốc.

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não

Australia vừa mới phát triển một thiết bị mới kết hợp siêu âm và công nghệ hình ảnh tiên tiến, giúp cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ cho việc đưa thuốc vào não an toàn và hiệu quả.

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não

Đại học Tây Đô - ươm mầm tri thức, khơi nguồn tương lai

Nằm giữa trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Tây Đô từ lâu đã trở thành điểm đến của hàng chục ngàn bạn trẻ trên hành trình chinh phục tri thức và xây dựng sự nghiệp.

Đại học Tây Đô - ươm mầm tri thức, khơi nguồn tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar