05/09/2020 10:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thêm một bệnh nhân tại Quảng Nam nhập viện sau khi ăn patê Minh Chay

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Sau khi 3 người cùng ăn món bánh mì kẹp patê Minh Chay và phải vào viện cấp cứu hôm 1 và 2-9, sáng nay (5-9) Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết lại có thêm một bệnh nhân khác cấp cứu với tình trạng tương tự.

Thêm một bệnh nhân tại Quảng Nam nhập viện sau khi ăn patê Minh Chay - Ảnh 1.

Một trong các bệnh nhân trúng độc sau khi ăn patê Minh Chay được điều trị tại Bệnh viện Vĩnh Đức - Ảnh: BVVĐ

Bệnh nhân mới nhất là N.T.A.T. (61 tuổi) - ni cô ở một ngôi chùa tại xã Điện Phương (TX Điện Bàn). Ni cô vào viện T.với triệu chứng khó thở, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt.

"Ca bệnh này không có mối liên hệ với ba bệnh nhân cùng ăn bánh mì kẹp patê Minh Chay đang được điều trị tại bệnh viện. Qua điều tra dịch tễ, ni cô này nói trước khi vào viện cấp cứu ni cô có mua patê hiệu Minh Chay về ăn hai lần. Lần đầu tiên ăn cách thời điểm nhập viện khoảng nửa tháng và lần mới nhất là cách 5 ngày. Tuy nhiên khi ăn xong thì ni cô đã vứt hộp đồ chay nên không thu thập được mẫu nữa", bác sĩ Nguyễn Thành Phương - PGĐ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (Điện Bàn) - nói.

Cũng theo bác sĩ Phương, sức khỏe của ni cô T. hiện đã ổn định, ba người vào viện trước đó cùng sử dụng đồ chay hiệu Minh Chay cũng khỏe hơn. Các mẫu thực phẩm đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Nam gửi đi xét nghiệm.

Thêm một bệnh nhân tại Quảng Nam nhập viện sau khi ăn patê Minh Chay - Ảnh 2.

Mẫu patê Minh Chay được thu thập để phục vụ điều tra vụ ngộ độc - Ảnh: BVVĐ

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trước đó ba bệnh nhân gồm: L.T.V.K.  (30 tuổi, trú Ái Nghĩa, Đại Lộc), V.T.H. (65 tuổi, trú tại phường Điện Dương, Điện Bàn) và N.T.N. (15 tuổi, trú tại phường Thanh Hà, Hội An) vào Bệnh viện Vĩnh Đức cấp cứu trong với các dấu hiệu như mệt, khó thở, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, yếu cơ...

Tường trình với các bác sĩ, một trong ba bệnh nhân cho biết trước đó người này được ni cô tại một ngôi chùa cho một hộp patê nhãn hiệu Minh Chay. Hôm 27-8, người này đưa hộp patê này ra làm hai ổ bánh mì rồi chia cho nhiều người cùng ăn. Từ trưa 1-9, một trong nhiều người có ăn patê bánh mì phải nhập viện vì trúng độc, tới tối nay 3-9 tổng cộng ba người có ăn món bánh mì đã nằm viện

Ngộ độc patê Minh Chay: 'Các nước tiên tiến vẫn có sự cố như vậy, không thể tránh khỏi'?

TTO - Vi khuẩn clostridium botulinum có thể lây nhiễm từ bất cứ khâu nào trong sản xuất patê Minh Chay. Cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang xem xét toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất để xác định nguồn lây nhiễm và có giải pháp xử lý dứt điểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar