19/04/2019 16:41 GMT+7

Thêm loại văcxin 5 trong 1 mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng

L.ANH
L.ANH

TTO - Sẽ có thêm một văcxin 5 trong 1 mới có thành phần tương tự Quinvaxem và ComBE Five được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ tháng 5-2019, văcxin này sẽ được sử dụng tiêm chủng quy mô nhỏ ở 5 tỉnh thành.

Thêm loại văcxin 5 trong 1 mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng - Ảnh 1.

Ông Đặng Đức Anh (đầu tiên bên trái, hàng đứng), cùng Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khảo sát buổi tiêm chủng tại xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh sáng nay 19-4 - Ảnh: L.ANH

Trao đổi với báo giới sáng 19-4, giám đốc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương Đặng Đức Anh cho hay từ tháng 5-2019 sẽ có thêm một văcxin 5 trong 1 mới được đưa vào chương trình.

Văcxin này do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, có thành phần kháng nguyên tương tự các văcxin Quinvaxem, ComBe Five đã và đang được sử dụng tại Việt Nam.

Cũng theo ông Đức Anh, văcxin này ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, trong đó thành phần ho gà là toàn tế bào. Văcxin này cũng đã đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nhà cung cấp văcxin là Viện Huyết thanh Ấn Độ từng cung cấp 20 triệu liều văcxin sởi - rubella cho Việt Nam trong chiến dịch tiêm ngừa năm 2014 với chất lượng rất tốt.

Trả lời báo chí về lý do bổ sung văcxin này vào chương trình có phải do văcxin đang sử dụng là ComBE Five có liên quan đến một số ca phản ứng nặng sau tiêm, ông Đức Anh cho hay việc đưa thêm văcxin vào chương trình nhằm đảm bảo an ninh văcxin.

Do lượng được cung cấp gần đây chưa đảm bảo về số lượng so với nhu cầu (mới đạt khoảng 60-70%), việc đưa thêm một văcxin vào chương trình giúp chủ động về nguồn cung ứng cho tiêm chủng.

Dự kiến văcxin mới sẽ bắt đầu được đưa vào tiêm quy mô nhỏ (tại 5 tỉnh thành miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên) từ tháng 5-2019. Nếu theo đúng kế hoạch, văcxin này sẽ được đưa vào tiêm chủng rộng rãi cùng với ComBE Five trong năm 2019.

Văcxin 5 trong 1 ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Việt Nam khoảng 10 năm trước đây bằng văcxin Quinvaxem và từ cuối năm 2018 thay thế bằng ComBE Five.

Trong đó, văcxin ComBE Five đã sử dụng khoảng 300.000-400.000 liều từ tháng 12-2018, tỉ lệ gặp phản ứng nặng sau tiêm khoảng 0,05% và đã có những ý kiến đề nghị bổ sung văcxin tương tự vào chương trình.

TTO - Sở Y tế Bình Định đã thu hồi lô văcxin ComBE Five ngay sau khi em bé 2 tháng tuổi chết. Xử trí tiếp theo của Bộ Y tế liên quan đến văcxin ComBE Five ra sao?

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar