03/08/2021 11:36 GMT+7

Thêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba: Các nước nói gì?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Mỹ đang xem xét tiêm liều vắc xin thứ ba. Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép tiêm. Anh và Đức chuẩn bị cho phép từ đầu tháng 9-2021.

Thêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba: Các nước nói gì? - Ảnh 1.

Israel bắt đầu tiêm mũi vắc xin thứ ba vào ngày 1-8 - Ảnh: timesofisrael.com

Hãng dược phẩm Pfizer đã sẵn sàng nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp liều vắc xin COVID-19 tăng cường (liều thứ ba) trong tháng 8-2021.

Pfizer và Moderna nói gì?

Pfizer đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xác định hiệu quả của hai loại vắc xin tăng cường gồm liều thứ ba của vắc xin Pfizer đang sử dụng hiện tại và liều vắc xin thứ ba phiên bản mới.

Pfizer tin rằng mức bảo vệ sau khi tiêm đủ hai liều vắc xin Pfizer sẽ giảm dần theo thời gian, do đó cần phải tiêm liều thứ ba từ 6 đến 12 tháng sau khi tiêm đủ hai liều.

Theo nghiên cứu riêng của Pfizer (chưa công bố chính thức hoặc chưa qua bình duyệt), liều Pfizer thứ ba đã làm tăng lượng kháng thể từ 5-10 lần nhiều hơn so với tiêm hai liều.

Trong khi đó, hãng dược phẩm Moderna tuyên bố đang nghiên cứu xem có cần thiết phải tiêm liều thứ ba hay không.

CDC và FDA nói chưa đủ dữ liệu khoa học

Tại Mỹ, trong tuyên bố chung công bố hôm 8-7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng như Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) khẳng định: "Những người tiêm đủ vắc xin đã được bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong, bao gồm cả các biến thể đang lưu hành trong nước như biến thể Delta".

Đối với liều thứ ba, CDC và FDA cho biết chỉ phê duyệt một khi đã có đầy đủ dữ liệu khoa học chứng minh là cần thiết.

Hai cơ quan này còn lưu ý hầu hết các ca nhập viện và tử vong do COVID-19 đều là những người chưa tiêm vắc xin (chứ không phải đã tiêm vắc xin nhưng vắc xin không đủ công hiệu).

Giả định nếu cần tiêm liều thứ ba, CDC cho rằng chỉ nên tiêm cho nhóm bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Nhóm này chiếm 5% dân số Mỹ nhưng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 10 lần.

CDC còn khuyến cáo không nên tiêm liều thứ ba khác loại vắc xin vì chưa đánh giá được hiệu quả khi tiêm trộn nhiều loại vắc xin sẽ như thế nào.

Ở châu Âu, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá còn quá sớm để xem xét liệu có cần thiết phải tiêm liều thứ ba tăng cường hay không.

Thêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba: Các nước nói gì? - Ảnh 2.

Tiêm vắc xin AstraZeneca trong nhà thuốc ở London (Anh) - Ảnh: GETTY IMAGES

Chưa đủ dữ liệu khoa học vẫn cứ tiêm

Do lo ngại biến thể Delta, một số quốc gia vẫn cho phép tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ ba.

Trang web y học Medscape ghi nhận nhiều nghiên cứu cho thấy liều thứ ba có ích cho nhóm bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều vắc xin Pfizer thứ ba cho người trên 60 tuổi (đã tiêm hai mũi vắc xin trước đó hơn 5 tháng).

Lý do Israel tổ chức tiêm liều thứ ba vì mấy tuần gần đây, số ca nhiễm và nhập viện đã gia tăng trở lại do biến thể Delta hoành hành quá dữ.

Theo báo Times of Israel, chiến dịch tiêm liều thứ ba bắt đầu từ ngày 1-8 và kéo dài đến cuối tháng.

TS dịch tễ học Hagai Levine ở Đại học Hebrew đánh giá: "Đây là quyết định dựa trên ý kiến của các chuyên gia và dựa trên logic chứ không dựa trên bằng chứng khoa học vững chắc. Trong y tế công cộng và y học, đôi khi bạn phải đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và lý trí".

Thêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba: Các nước nói gì? - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Kobe (Nhật) - Ảnh: KYODO

Các nước sắp tiêm liều thứ ba

Tại Đức, Bộ Y tế đã đề xuất cho nhóm đối tượng người cao tuổi và người dễ bị tổn thương như người suy giảm miễn dịch được tiêm mũi vắc xin thứ ba từ ngày 1-9 tới.

Mũi thứ ba sẽ là vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.

Pháp chủ trương tiêm mũi thứ ba cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như người được cấy ghép, người mắc bệnh ung thư, người đang chạy thận nhân tạo và người cao tuổi.

Thời gian tiêm chưa ấn định cụ thể, dự kiến có thể vào đầu tháng 9-2021.

Trong khi đó, Anh dự kiến tổ chức tiêm mũi thứ ba cho mọi đối tượng. Thời gian tiêm từ đầu tháng 9-2021 kéo dài đến cuối năm.

Khoảng 2.000 nhà thuốc sẽ lo phần tiêm vắc xin để lực lượng y tế tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chính phủ Nhật dự kiến khuyến khích tiêm mũi thứ ba nhắc lại vào năm 2022.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt tiêm mũi vắc xin thứ ba.

Thời gian tiêm bắt đầu từ ngày 1-7 dành cho lực lượng y tế và người trên 50 tuổi.

Trong số những người nhận liều thứ ba có Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Trước đó ông đã được tiêm hai liều vắc xin Trung Quốc Sinovac.

Mỹ: Chưa cần tiêm mũi thứ ba với vắc xin COVID-19

TTO - Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ kết luận người đã tiêm đủ vắc xin COVID-19 chưa cần tiêm nhắc lại với mũi thứ 3. Cùng ngày, WHO kêu gọi các nước giàu không đặt thêm vắc xin để tiêm nhắc lại do nhiều nước trên thế giới chưa có vắc xin.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm Việt Nam

Sáng 16-5, lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra diễn ra trang trọng tại Phủ Chủ tịch với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm Việt Nam

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Cựu giám đốc FBI bị điều tra vì đăng con số '86 47' bị cho là hàm ý đe dọa ông Trump

Cựu giám đốc FBI James Comey vấp phải chỉ trích từ các thành viên Đảng Cộng hòa với bức hình xếp những chiếc vỏ sò thành con số “86 47”.

Cựu giám đốc FBI bị điều tra vì đăng con số '86 47' bị cho là hàm ý đe dọa ông Trump

UAE ký loạt thỏa thuận trị giá 200 tỉ USD với Mỹ, cam kết đầu tư 1.400 tỉ USD

Ngày 15-5, Mỹ và UAE đã ký kết các thỏa thuận mới với tổng giá trị hơn 200 tỉ USD, trong chuyến công du của Tổng thống Donald Trump.

UAE ký loạt thỏa thuận trị giá 200 tỉ USD với Mỹ, cam kết đầu tư 1.400 tỉ USD

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Ngày 15-5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông không mấy hy vọng sẽ có bước đột phá trong đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 cho đến khi ông Trump và ông Putin gặp mặt trực tiếp.

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Anh, Đức hợp tác phát triển tên lửa để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ; Ông Trump: Mỹ tiến ‘rất gần’ đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar