04/09/2020 07:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thêm ca tử vong vì tự chữa sốt xuất huyết

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Thêm một bệnh nhân tử vong vì ngộ độc paracetamol do tự chữa sốt xuất huyết. Bác sĩ cảnh báo người dân khi có triệu chứng nên đi bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Thêm ca tử vong vì tự chữa sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Một bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền xơ gan - Ảnh: THÚY ANH

Hôm 1-9, nam bệnh nhân 57 tuổi ở Hà Nội đã tử vong sau hơn 1 tuần mắc bệnh sốt xuất huyết. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, từ 23-8 bệnh nhân đã có những biểu hiện rét run, sốt, mệt mỏi và đã tự mua paracetamol về uống. 

Ngày 26-8, bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong các lý do dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tử vong có lý do sốt xuất huyết và ngộ độc paracetamol.

Đây là ca tử vong thứ 2 do sốt xuất huyết trong nửa tháng vừa qua ở Hà Nội. Cả 2 ca bệnh đều có lý do là vào bệnh viện muộn, chủ quan, tự dùng thuốc.

Cảnh báo nguy hiểm khi tự chữa bệnh

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tính đến hết tháng 8-2020, Hà Nội ghi nhận 1.360 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó tuần gần nhất có 29 ca, trong khi cùng kỳ 2019 có đến trên 5.100 ca bệnh, trong tuần gần nhất của cùng kỳ có trên 860 ca mắc. 

Số mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đã giảm so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, khi số mắc giảm rõ rệt, thì cả 2 ca tử vong vừa qua ở Hà Nội đều rất đáng tiếc: một bệnh nhân 17 tuổi, tử vong do sốc sau khi đã được truyền dịch tại nhà. 

Bệnh nhân 57 tuổi kể trên đã có 4 ngày tự điều trị (có sử dụng paracetamol) nhưng không đỡ. Ngày 26-8 bệnh nhân vào viện thì 27-8 đã hôn mê, suy đa tạng, 1-9 bệnh nhân tử vong. Thời điểm vào viện như vậy là rất muộn.

Tại khoa virus - ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương hiện có trên 10 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị. Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai Đỗ Duy Cường cho biết từ đầu năm đến nay có hàng trăm bệnh nhân vào điều trị, các trường hợp sốt xuất huyết nặng thường gặp ở phụ nữ có thai, bệnh nhân suy tim, suy thận... 

Năm nay do đặc biệt là dịch COVID-19 kéo dài, có trường hợp sốt xuất huyết nhưng lại nghĩ bị COVID-19 hoặc sợ COVID-19 nên đến bệnh viện muộn hơn. Nguy cơ vì vậy cũng cao hơn.

Khống chế sốt xuất huyết trong đại dịch

Theo Cục Y tế dự phòng, các tỉnh thành như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai, TP.HCM số mắc sốt xuất huyết trong những tuần gần đây có gia tăng hơn thời gian trước đó, đặc biệt tại Phú Yên, số mắc đã tăng 33%. 

Ngoài lý do hiện đang trong mùa dịch, số mắc còn có thể tăng trong thời gian từ nay đến tháng 11, đặc biệt là tại miền Bắc đỉnh dịch thông thường vào tháng 11 hằng năm.

Những năm gần đây do yếu tố thời tiết, môi trường, biến đổi khí hậu, yếu tố mùa dịch, chu kỳ dịch sốt xuất huyết đã không còn rõ ràng. Trước đây chu kỳ dịch sốt xuất huyết thông thường là 5 năm/lần dịch lớn, nhưng gần đây có những dấu hiệu cho thấy khác hơn, chu kỳ năm nay dịch giảm thì năm sau dịch sẽ gia tăng. 

Và dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát tại tất cả các khu vực (Hà Nội và Tây Nguyên dù trước đây không phải vùng dịch sốt xuất huyết lớn, nhưng gần đây đã có nhiều năm bùng dịch lớn với hàng chục ngàn ca mắc và nhiều ca tử vong).

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân sớm ngừa dịch thông qua các biện pháp dễ thực hiện, tại gia đình và khu vực lân cận như diệt lăng quăng, diệt muỗi, ngủ màn, loại bỏ các dụng cụ phế thải có chứa nước.

Tránh nhầm lẫn với triệu chứng COVID-19

Năm nay dịch COVID-19 kéo dài gần như suốt năm, BS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - khuyến cáo đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý, vì có một số triệu chứng dễ nhầm lẫn với COVID-19 như sốt, đau mỏi cơ... Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Sốt xuất huyết đang tăng bất thường, vì sao?

TTO - Không phải chu kỳ dịch sốt xuất huyết, cũng không phải giai đoạn thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sôi, nhưng tại một số tỉnh miền Trung, dịch bệnh sốt xuất huyết đang tăng nhanh trong mùa nắng nóng, dự báo còn phức tạp trong vài tháng tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar