15/09/2016 11:04 GMT+7

Philippines đi đường đối ngoại nào?

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Các nhà phân tích chính trị nhận xét Tổng thống Rodrigo Duterte đang lèo lái con thuyền đối ngoại của Philippines rẽ sang một hướng khác, xa cách những đồng minh cũ.

Liên tục trong hai ngày đầu tuần, Tổng thống Duterte có những phát ngôn gây sự chú ý cả trong lẫn ngoài nước: đầu tiên là kêu gọi lực lượng cố vấn quân sự Mỹ rút khỏi Mindanao, miền nam Philippines.

Tiếp theo, ông tuyên bố không muốn Hải quân Philippines tuần tra chung với Mỹ ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Lời giải thích được người phát ngôn của ông Duterte đưa ra là “Manila muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập”...

“Tôi không muốn rắc rối”

Tổng thống Duterte - người có mối quan hệ không mấy dễ chịu với Washington chỉ sau hơn hai tháng nhậm chức - “thổ lộ” rằng ông từ lâu đã muốn cân nhắc lại chính sách đối ngoại của Philippines, nhưng vẫn còn chần chừ vì “không muốn rạn nứt với Mỹ”.

Giới quan sát cho rằng nếu quả thật ông Duterte “nói đi đôi với làm”, thì chỉ riêng hai động thái trên sẽ làm xói mòn đáng kể nỗ lực xây dựng mối quan hệ chiến lược với Mỹ của các đời tổng thống tiền nhiệm.

Phát biểu trước các quan chức Philippines hôm 13-9, ông Duterte khẳng định chỉ muốn quân đội Philippines tuần tra vùng lãnh hải 12 hải lý, bỏ qua các khu vực đang tranh chấp vì ông “không muốn rắc rối”.

Nhà lãnh đạo cho rằng tham gia tuần tra chung với Mỹ hoặc Trung Quốc có thể khiến Philippines mắc kẹt giữa xung đột.

Ông Duterte không giải thích thêm về hành động cụ thể, nhưng dường như thỏa thuận tuần tra chung Biển Đông đạt được giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Philippines hồi tháng 4-2016 đang “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chưa hết, ông Duterte còn cho biết đang cân nhắc mua trang thiết bị quốc phòng của Nga và Trung Quốc, trong khi trước nay Manila phụ thuộc chủ yếu vào Mỹ và các đồng minh phương Tây trong lĩnh vực này.

Mới trước đó một ngày, ông Duterte chỉ trích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở miền nam Philippines thổi bùng sự thù hằn của các nhóm nổi dậy Hồi giáo. “Ngày nào còn ở với Mỹ, chúng ta sẽ không có hòa bình ở Mindanao” - tổng thống Philippines khẳng định.

Tuy vậy, các quan chức quân đội cao cấp và Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay sau đó trấn an dư luận rằng quan hệ chiến lược Philippines - Mỹ vẫn sẽ được duy trì.

“Nền đối ngoại độc lập”

Bộ Ngoại giao Mỹ phản ứng trước các phát ngôn của tổng thống Philippines khá chừng mực và cho biết chưa nhận được bất cứ yêu cầu nào từ Manila về việc rút lực lượng khỏi Mindanao.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest “nhẹ nhàng” bình luận ông Duterte có khuynh hướng đưa ra những phát ngôn “phong phú” kiểu tỉ phú Donald Trump.

Nhưng dù Washington cố tỏ ra không để bụng và một số quan chức Philippines đã đứng ra “chữa cháy” cho phát ngôn của tổng thống, giới phân tích không khỏi lưu ý dấu hiệu Manila đang muốn giữ khoảng cách với Mỹ.

Cụ thể nhất là lời giải thích của người phát ngôn tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, trên truyền thông địa phương.

Theo ông Abella, những phát ngôn của ông Duterte thể hiện định hướng mới của chính phủ tiến tới “một nền đối ngoại độc lập”.

Thật sự có không ít người bày tỏ sự đồng tình với chính sách “thoát ly Mỹ” của ông Duterte tại Philippines. Giáo sư Dennis Quilala thuộc Đại học Philippines nhận xét quan điểm của ông Duterte đánh dấu sự thay đổi so với các chính quyền thời kỳ trước.

“Điều rõ ràng bây giờ là Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất của Philippines. Những lợi ích khác sẽ được cân nhắc” - ông Quilala đánh giá.

Tờ Manila Times cảnh báo: “Nếu trở nên quá gần gũi với Mỹ, Philippines sẽ gặp rủi ro bị kéo vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Nó tiềm tàng những nguy hiểm nghiêm trọng đối với lợi ích quốc gia và người dân Philippines”.

Còn ông Mark Thompson, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Thành thị Hong Kong, nhận định ông Duterte đang đi theo con đường chủ nghĩa dân tộc chưa từng biểu hiện ở các thời kỳ trước.

Bắc Kinh đánh tiếng rằng quan hệ Trung Quốc - Philippines đang ở “bước ngoặt” và hi vọng Manila sẽ giải quyết tranh chấp “một cách hợp lý” để giúp khôi phục tình hữu nghị.

Theo Reuters, “lời ngỏ” trên được Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra khi tiếp một phái đoàn Philippines sang Trung Quốc ngày 13-9.

Phái đoàn Philippines 16 người đến Trung Quốc lần này bao gồm chủ yếu các nhà ngoại giao đã về hưu và dẫn đầu bởi Rafael Alunan, một người thân cận của cựu tổng thống Fidel Ramos, người từng được Tổng thống Duterte chọn làm đặc phái viên đi “phá băng” quan hệ với Trung Quốc.

Tại cuộc gặp mới nhất, Thứ trưởng Lưu nhấn mạnh: “Hiện tại, quan hệ Trung Quốc - Philippines đang ở bước ngoặt mới.

Trung Quốc hi vọng có thể cùng Philippines tìm tiếng nói chung, giải quyết các tranh chấp một cách hợp lý và đưa quan hệ trở lại con đường đối thoại và hợp tác hữu nghị”.

“Chúng ta không tuần tra hay tham gia bất cứ quân đội nước ngoài nào kể từ bây giờ vì tôi không muốn rắc rối. Tôi không muốn chơi nhiệt tình nhưng thiếu cẩn trọng với Trung Quốc hay Mỹ. Tôi chỉ muốn tuần tra lãnh hải của chúng ta

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

 
MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên tự gánh, thay vì đổ lỗi cho các mức thuế do chính quyền ông áp lên hàng nhập khẩu khiến giá cả của nhà bán lẻ này tăng lên.

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Ông Trump thông báo điện đàm với ông Putin vào ngày 19-5 để ngừng 'cuộc tắm máu'

Tổng thống Trump thông báo sẽ nói chuyện với Tổng thống Putin vào đầu tuần tới để thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Trump thông báo điện đàm với ông Putin vào ngày 19-5 để ngừng 'cuộc tắm máu'

Ngoại trưởng Nga khen ngợi Mỹ về vấn đề Ukraine

Điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoan nghênh 'vai trò tích cực' của Washington trong việc giúp nối lại đàm phán Nga - Ukraine.

Ngoại trưởng Nga khen ngợi Mỹ về vấn đề Ukraine

Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy Hezbollah

Quân đội Israel cho biết họ đã tiêu diệt một chỉ huy của lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon vào ngày 17-5.

Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy Hezbollah

Tổng lãnh sự Trung Quốc: 'Tôi thấy mình như là người dân của TP.HCM'

Sáng 17-5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tiếp Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Ngụy Hoa Tường nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ và sẽ về nước trong ít ngày tới.

Tổng lãnh sự Trung Quốc: 'Tôi thấy mình như là người dân của TP.HCM'

Thái Lan hủy bỏ kế hoạch phát tiền 10.000 baht giai đoạn 3

Chính phủ Thái Lan đã quyết định sẽ phân bổ lại hơn 150 tỉ baht cho một kế hoạch kích thích kinh tế mới.

Thái Lan hủy bỏ kế hoạch phát tiền 10.000 baht giai đoạn 3
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar