27/10/2016 09:04 GMT+7

Bầu cử Tổng thống Mỹ, vì sao phải là ngày 8-11?

THANH HÀ
THANH HÀ

TTO - Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, nước Mỹ sẽ xác định được ai trở thành chủ nhân kế tiếp của Nhà Trắng. Người dân Mỹ sẽ đi bầu vị Tổng thống thứ 45 của mình vào thứ Ba ngày 8-11.

Một người tình nguyện tham gia công tác bầu cử ôm thùng phiếu trước tòa nhà Trump Tower ở Manhattan, thành phố New York vào ngày 2-10 - Ảnh: Reuters

Thứ Ba, ngày 8-11 không phải là một sự lựa chọn tình cờ. Ngày bầu cử Tổng thống của Mỹ, cứ bốn năm diễn ra một lần, luôn được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11. Ngày bầu cử năm nay là thứ Ba, ngày 8-11-2016.

Nguồn gốc từ chuyện đồng áng

Tại sao lại lựa chọn ngày cố định là một ngày thứ Ba của tháng 11? Câu trả lời bắt nguồn từ bối cảnh nông nghiệp và những người nông dân Mỹ thế kỷ 19.

Trong những năm 1800, phần lớn cư dân nước Mỹ đều là nông dân và sinh sống ở cách xa nơi tổ chức bầu cử.

Vì người dân thường phải đi lại ít nhất một ngày để bỏ phiếu, các nhà lập pháp thấy cần phải tạo một khoảng dao động hai ngày cho ngày bầu cử. Chọn lấy hai ngày cuối tuần là phi thực tế, vì phần lớn người dân dành ngày Chủ nhật để đi nhà thờ, còn thứ Tư là ngày nông dân họp chợ.

Sau khi cân nhắc điều này, thứ Ba đã được chọn.

Văn hóa nông nghiệp cũng là lý do giải thích vì sao ngày bầu cử của Mỹ luôn được tổ chức vào tháng 11. Người ta cho rằng tổ chức bầu cử vào mùa xuân và đầu mùa hè sẽ ảnh hưởng tới mùa gieo hạt, còn tổ chức vào cuối mùa hè và đầu mùa thu sẽ trùng với mùa thu hoạch.

Như vậy chỉ còn lại lựa chọn tốt nhất là tháng 11 - thời điểm cuối mùa thu sau khi việc thu hoạch đã hoàn tất và trước khi mùa đông khắc nghiệt tràn về.

Người Mỹ chính thức bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội thông qua một đạo luật liên bang chỉ định "ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên" của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Do đó ngày bầu cử luôn rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 8-11.

Vì ràng buộc phải là "ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên", nên như trường hợp của năm 2016 này, ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 rơi vào ngày 1-11 đã không được tính là hợp lệ.

Từ đêm 8-11 đã xác định người thắng cuộc

Tuy ngay vào đêm 8-11 tới đây, nước Mỹ đã xác định được chủ nhân kế tiếp của Nhà Trắng, nhưng ứng cử viên trúng cử còn phải chờ một thủ tục theo qui định của Hiến pháp Mỹ (tuy mang tính hình thức) là cuộc bỏ phiếu của các đại cử tri diễn ra sau đó 41 ngày và đến lễ Nhậm chức mới chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Trong ngày bầu cử 8-11, các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ sẽ mở cửa từ 7g sáng đến 20g. Việc kiểm phiếu được tiến hành ngay một cách rất nhanh gọn vì thế tùy theo số dân của từng khu vực đã có thể sớm xác định được kết quả bầu cử.

Bà Hillary Clinton đi vận động tại TP Tampa, bang Florida, ngày 26-10 - Ảnh: Reuters

Thường chỉ cần kiểm được khoảng 60-70% số phiếu bầu, người ta đã có thể xác định được ứng cử viên giành được đa số phiếu tại từng bang, để từ đó tính ra số phiếu đại cử tri dành cho ứng cử viên nào.

Đến đêm 8-11 đã có thể công bố được số phiếu đại cử tri của từng ứng viên và xác định người chiến thắng. Ứng cử viên muốn trở thành Tổng thống Mỹ phải giành được 270 phiếu trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.

Tuy nhiên, theo Hiến pháp của Mỹ, đó chỉ mới là kết thúc phần bầu phiếu phổ thông để làm cơ sở tính số phiếu đại cử tri dành cho từng ứng cử viên.

"Thủ tục" đại cử tri

Đến ngày 18-12-2016, 538 đại cử tri - tương ứng với số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ trong toàn nước Mỹ cộng với ba đại biểu của Thủ đô Washington D.C - sẽ thay mặt cử tri của mình chính thức bỏ phiếu bầu Tổng thống.

Đây chỉ là một thủ tục mang tính hình thức. Về mặt lý thuyết, vẫn có thể xảy ra tình huống đảo ngược kết quả bầu cử nếu có sự kiện đột biến nào đó khiến các đại cử tri thay đổi phiếu bầu của mình làm thay đổi kết quả bầu Tổng thống đã được công bố ngày 8-11.

Tuy nhiên, qua lịch sử 58 cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chưa từng xảy ra tình huống này.   

Ứng viên Donald Trump trong sự kiện vận động tại TP Charlotte, bang North Carolina, ngày 26-10 - Ảnh: Reuters

Lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ diễn ra tại Washington D.C vào ngày 20-1-2017. Ngày nhậm chức cũng là một thời điểm được ấn định, luôn là ngày 20-1 và sẽ chuyển thành ngày 21-1 nếu ngày 20 rơi vào Chủ nhật.

Với những diễn biến của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang vào giai đoạn nước rút như hiện nay, có lẽ ngày lễ Nhậm chức sắp tới, nước Mỹ sẽ được chứng kiến một bước ngoặt lịch sử nếu như bà Hillary Clinton trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một nữ Tổng thống. Và nếu từ cựu Đệ nhất phu nhân trở thành tân Tổng thống, bà Hillary cũng sẽ giúp gia đình nhà Clinton ghi dấu ấn vào lịch sử nước Mỹ: trở thành cặp vợ chồng đầu tiên cùng đảm nhiệm cương vị Tổng thống.

THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar