25/03/2021 10:54 GMT+7

Thế giới thiếu trầm trọng vi mạch điện tử

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Tình trạng thiếu vi mạch điện tử tăng đến mức cao gây áp lực cho nhiều ngành, đặc biệt là ôtô. Trong lúc cung không đáp ứng đủ cầu, các nhà sản xuất vi mạch còn gặp hạn.

Thế giới thiếu trầm trọng vi mạch điện tử - Ảnh 1.

TSMC ở Đài Loan là công ty sản xuất vi mạch bán dẫn lớn nhất thế giới - Ảnh: ft.com

Vi mạch là bộ phận trung tâm của các sản phẩm kỹ thuật số. Tuy nhiên vài tháng nay, ngành sản xuất vi mạch bán dẫn liên tiếp gặp vận đen.

Động đất, không khí lạnh, hỏa hoạn

Đầu tiên, nhà máy của Tập đoàn Renesas Electronics phải ngừng sản xuất ba ngày do động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Fukushima (Nhật) hôm 13-2. Renesas Electronics là nhà sản xuất vi mạch hàng đầu của Nhật, chiếm khoảng 30% thị phần vi mạch điều khiển ôtô toàn cầu.

Kế đến, đợt không khí lạnh tràn xuống Austin thuộc bang Texas (Mỹ). Đây là nơi xây dựng nhiều nhà máy sản xuất vi mạch, trong đó có NXP và Samsung. Phải mất ít nhất một tháng để guồng máy sản xuất trở lại bình thường.

Gần đây nhất là vụ hỏa hoạn do chập điện tại nhà máy Naka của Renesas Electronics ở Hitachinaka hôm 19-3 làm hư hại 5% trong diện tích 12.000m² nhà máy.

Renesas Electronics thông báo nguồn cung có thể giảm khoảng một tháng. Tuy nhiên, chuyên gia Akira Minamikawa ở Công ty phân tích thị trường Omdia đánh giá "có thể mất ba tháng, thậm chí sáu tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn".

Thế giới thiếu trầm trọng vi mạch điện tử - Ảnh 2.

Hỏa hoạn tại Nhà máy Naka của Renesas Electronics (Nhật) ngày 19-3 - Ảnh: RENESAS ELECTRONICS

Các hãng ôtô lãnh đủ

Các hãng sản xuất ôtô như ngồi trên lửa vì một chiếc ôtô mới cần hơn 100 bộ vi xử lý.

Tại Nhật, Toyota, Nissan và Honda đang xem xét điều chỉnh kế hoạch sản xuất năm 2021.

Hậu quả vụ cháy tại nhà máy của Renesas Electronics còn lan đến các hãng ôtô khác ở châu Âu và Mỹ bởi vụ cháy xảy ra đúng vào thời điểm nguồn dự trữ vi mạch xuống đến mức rất thấp.

Theo báo Les Echos (Pháp), trong quý 1-2021, tình trạng thiếu vi mạch có thể kéo giảm từ 10-20% kế hoạch sản xuất ôtô.

Volvo (Thụy Điển) và Ford (Mỹ) lo ngại năm nay phải chịu lỗ. Renault (Pháp) ước tính ít nhất sẽ có 100.000 xe bị ảnh hưởng.

Riêng tại Pháp, hoạt động sản xuất đã có dấu hiệu ảnh hưởng rõ rệt. Hầu hết các ca làm thêm vào sáng thứ bảy tại các nhà máy của Stellantis (PSA), Renault và Toyota đều tạm ngưng.

Các nhà máy của PSA ở Sochaux và Rennes phải đóng cửa một thời gian trong khi các nhà máy của Renault ngừng hoạt động bốn tuần trong hai tháng 3 và 4-2021.

Vi mạch được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ bảng điều khiển trò chơi điện tử cho đến card đồ họa máy tính, do đó vi mạch thiếu sẽ tác động đến nhiều ngành chứ không riêng gì ôtô.

Do thiếu vi mạch, Apple - khách hàng mua vi mạch lớn nhất thế giới (58 tỉ USD/năm) - buộc phải hoãn trình làng điện thoại iPhone 12.

Thế giới thiếu trầm trọng vi mạch điện tử - Ảnh 3.

Vi mạch là bộ phận trung tâm của các sản phẩm kỹ thuật số - Ảnh: ISTOCK

Nhu cầu gia tăng đột ngột

Đài phát thanh Europe 1 ghi nhận tình trạng thiếu vi mạch đã xảy ra từ mấy tháng nay và đang gia tăng đến mức chưa từng thấy, đặc biệt là vi mạch điều khiển ôtô.

Theo tạp chí L’Actualité (Canada) và BBC, có nhiều nguyên nhân để giải thích. Đầu tiên là đại dịch COVID-19 đã tác động đến quy trình sản xuất vi mạch phức tạp.

Do các nước áp dụng biện pháp phong tỏa và yêu cầu làm việc từ xa, mọi người đổ xô mua máy tính và nhiều thiết bị liên quan để làm việc cũng như các thiết bị mới để giải trí trong thời gian "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Từ đó, doanh số truyền hình và máy tính bùng nổ.

Hai là các nước triển khai cơ sở hạ tầng 5G nên máy chơi game và điện thoại mới tương thích với 5G đã được tung ra thị trường.

Ba là nhu cầu vi mạch bất ngờ tăng cao, đặc biệt từ Trung Quốc. Do cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung, nhiều công ty đã tìm cách tích trữ vi mạch càng nhiều càng tốt để phòng hờ.

Ngành công nghiệp ôtô đột ngột tăng đơn đặt hàng trong khi kho dự trữ kém dẫn đến chuỗi cung ứng không đáp ứng được.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác góp phần như nhu cầu về kim loại và vật liệu cơ bản gia tăng, giao thông khó khăn trong đại dịch vì chỉ có thiết bị y tế được ưu tiên...

Nhìn xa hơn, các nhà phân tích cho rằng còn có vấn đề đầu tư kém bởi đầu tư làm lò luyện kim mang lại lợi nhuận ít, tỉ suất lợi nhuận thấp dễ dẫn đến nợ nần.

Dự báo tình trạng thiếu vi mạch sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2021 hoặc xa hơn.

Cần lưu ý là chỉ có một số ít công ty trên thế giới sản xuất được vi mạch. Cạnh đó, quá trình sản xuất vi mạch thường kéo dài và phức tạp, có khi phải mất nhiều tháng.

Ngoài ra, chi phí xây dựng nhà máy mới rất cao, có khi lên tới hàng chục tỉ USD.

Cuộc chiến chống gián điệp - Kỳ 3: Mỹ - Trung đấu nhau trên thị trường vi mạch

TTO - Theo Bộ Tư pháp Mỹ, từ năm 2006-2018, nhóm APT 10 đã tiến hành tối thiểu 2 chiến dịch tin tặc quy mô lớn để tấn công mạng nhiều doanh nghiệp tại 12 quốc gia. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nước, Mỹ còn tố thêm nhiều vụ khác.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar