20/05/2010 19:30 GMT+7

Thế giới thất thu 51 tỉ USD vì phần mềm lậu

THANH TRỰC tổng hợp
THANH TRỰC tổng hợp

TTO - Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm (BSA), ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu tiếp tục thất thu 51 tỉ USD trong năm vừa qua vì tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.

Phóng to
Sao chép lậu phần mềm - Ảnh minh họa: Internet

Thất thu lớn

Giá cả của các mặt hàng máy tính để bàn lẫn máy tính xách tay giảm nhiều hơn so với trước và kết nối Internet đã có mặt ở rất nhiều nơi. Đây là tín hiệu đáng mừng về sự phổ biến của công nghệ số nhưng kèm theo đó là số lượng người dùng lậu và vi phạm bản quyền phần mềm tăng nhanh.

Trong năm 2008, ngành công nghiệp phần mềm thất thu đến 53 tỉ USD trong khi tổng doanh số cả năm của ngành công nghiệp phần mềm chỉ đạt 88 tỉ USD. (Theo số liệu công bố từ IDC).

Mặc dù nhiều biện pháp cứng rắn tiếp tục được áp dụng đối với những đối tượng sử dụng lậu phần mềm, nhưng tỉ lệ phần mềm lậu được chia sẻ trên các website tăng đến 43% trong năm 2009, tương đương với tổng trị giá ước tính là 51 tỉ USD. Riêng tại Mỹ, thị trường phần mềm thất thu 8,4 tỉ USD vì phần mềm lậu.

Theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường IDC, trong năm 2009 có 19 quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tăng cao, so với năm 2008 là 16 quốc gia.

Các chuyên gia nghiên cứu đã phân tích và cho thấy hầu hết lượng máy tính xuất xưởng tại 11 quốc gia đều có vi phạm bản quyền phần mềm. Trên thực tế, số lượng máy tính mới bán ra tại Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm đến 86% tổng doanh số toàn cầu trong năm 2009 đã tạo thành một sân chơi lớn cho nhóm đối tượng sử dụng lậu phần mềm.

Biện pháp ngăn chặn

Trong vài năm trở lại đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm (BSA) và Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin (SIIA) đã phối hợp các cơ quan luật pháp tại nhiều quốc gia mở những cuộc chiến chồng lại việc sử dụng lậu phần mềm thương mại.

Nhiều đối tượng phát tán hoặc mua bán lậu bản quyền phần mềm đã bị bắt giữ. Trường hợp của Gregory William Fair tại Mỹ là điển hình khi người này bán lậu các phiên bản trong bộ phần mềm của Adobe trên eBay suốt từ năm 2001 đến năm 2007, thu lợi hơn 1,4 triệu USD. 41 tháng tù giam và 743.000 USD tiền phạt chi trả cho hãng Adobe Systems là phán quyết của tòa án dành cho Gregory.

Trong năm 2009, Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin đã chi hơn 127.000 USD chi phí thưởng cho các nguồn tin cung cấp những nguồn vi phạm bản quyền phần mềm và nội dung số.

Đây là số tiền cao nhất kể từ khi chương trình phần thưởng chống sử dụng phần mềm trái phép được khởi xướng từ năm 2003.

Tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam vẫn ở mức cao

Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vi phạm ở mức cao, cụ thể là 85%, bên cạnh Indonesia, Pakistan và Sri Lanka. Đáng chú ý là tỉ lệ này gần như không thay đổi từ năm 2007 đến 2009, chỉ giảm 5% trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo số liệu vi phạm bản quyền phần mềm do BSA công bố, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vi phạm ở mức cao, cụ thể là 85%, bên cạnh Indonesia, Pakistan và Sri Lanka. Đáng chú ý là tỉ lệ này gần như không thay đổi từ năm 2007 đến 2009, chỉ giảm 5% trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong các năm 2008-2009 là giai đoạn nỗ lực thực hiện các chính sách chống vi phạm bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Mức xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ trong đó có bản quyền phần mềm đã tăng lên cao nhất là 500 triệu đồng và xử lý hình sự với mức phạt cao nhất tới 7 năm tù.

Nhiều doanh nghiệp bị thanh tra, xử lý song song với việc tuyên truyền và vận động sử dụng phần mềm bản quyền hoặc chính sách sử dụng phần mềm mã mở, bước đầu gặt hái được những tín hiệu khả quan.

Hiện có khá nhiều các tập đoàn liên doanh và công ty lớn trong nước thực hiện ký kết sử dụng bản quyền phần mềm với các hãng phần mềm lớn như Oracle, Microsoft, Symantec, Kaspersky, BKAV…

Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức chưa đồng ý với mức đánh giá tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng tỉ lệ vi phạm ở nước ta còn cao và đây cũng là động lực để tiếp tục cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm và nội dung số.

Hiện trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam:

| | Xây dựng VN thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin | | | Một công ty vi phạm bản quyền phần mềm trị giá 1 tỷ đồng

Giảm 70% trường hợp vi phạm bản quyền từ cài đặt phần mềm nguồn mở cho máy tính | Đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong cơ quan nhà nước | Tỉ lệ vi phạm bản quyền ở VN là 85% | VN giảm 3% tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm | Phát hiện vi phạm bản quyền hơn 1 tỉ đồng | Ai đại diện người tiêu dùng mua bản quyền phần mềm? | Việt Nam: Vi phạm bản quyền phần mềm gây thiệt hại 96 triệu USD |

THANH TRỰC tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar