03/12/2019 15:50 GMT+7

Thế giới sẽ có vaccine HIV vào năm 2021?

THỤY TRÂM
THỤY TRÂM

TTO - Ba loại vaccine HIV đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Nếu thành công, thế giới sẽ có vaccine HIV sớm nhất vào năm 2021.

Thế giới sẽ có vaccine HIV vào năm 2021? - Ảnh 1.

Bộ thử nghiệm vaccine HVTN 702 tại Nam Phi, năm 2016 - Ảnh: The Times

Theo đài NBC, 3 loại vaccine hiện đang được thử nghiệm là HVTN 702, Imbokodo và Mosaico. Các nhà khoa học kỳ vọng nếu thử nghiệm thành công, cuộc chiến với HIV sẽ sớm đi đến hồi kết.

"Chúng tôi có 3 loại vaccine đang thử nghiệm và sẽ mất một khoảng thời gian để chuyển sang giai đoạn nghiên cứu công hiệu của chúng. Tuy nhiên, đây là khoảnh khắc lạc quan nhất với chúng tôi sau nhiều năm qua", tiến sĩ Susan Buchbinder, giám đốc chương trình nghiên cứu HIV thuộc Sở Y tế San Francisco, cho biết.

HVTN 702

Đây là vaccine được thử nghiệm sớm nhất trong 3 loại, từ năm 2016 ở Nam Phi. HVTN 702 dựa trên phiên bản vaccine trước đó là RV144 - có tỉ lệ giảm nhiễm HIV ở mức 30%, tỉ lệ được cho là chưa đủ cao.

Cho tới giờ, RV144 là loại vaccine duy nhất có hiệu quả lên virus HIV. Các nhà khoa học kỳ vọng HVTN 702 sẽ đạt tỉ lệ giảm nhiễm HIV vào khoảng 50 - 60%.

Kết quả thử nghiệm HVTN 702 sẽ có vào năm 2021.

Imbokodo và Mosaico

Imbokodo được thử nghiệm vào năm 2017 trên 2.600 phụ nữ tại 5 quốc gia Nam Phi, Malawi, Mozambique, Zambia và Zimbabwe.

Họ được tiêm vaccine thử nghiệm và giả dược rồi theo dõi trong vòng 3 năm để xem xét tỉ lệ giảm nhiễm HIV.

Mosaico được thử nghiệm vào tháng 11-2019.

Cả Imbokodo và Mosaico đều tương đồng về cách tiếp cận HIV. Cụ thể 2 loại vaccine này đều có 6 mũi tiêm, sử dụng cơ chế "mosaic" có tác dụng kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể với HIV.

Kết quả thử nghiệm Imbokodo sẽ có vào năm 2021 và Mosaico là năm 2023.

Thử thách phía trước

Các nhà khoa học thừa nhận thử nghiệm 3 loại vaccine nói trên vẫn có thể thất bại, nhưng họ rất lạc quan.

Hiện nay HIV không còn là án tử nhờ vào phương pháp điều trị kháng virus (thuốc ARV). Thuốc ARV ức chế sự nhân lên của virus, qua đó duy trì lượng virus cực thấp trong máu và duy trì tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

Người bệnh dùng thuốc ARV không chỉ không lây virus HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục mà còn có thể tiếp tục sống bình thường.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không điều trị triệt để. Người bệnh vẫn phải uống thuốc cả đời. Nếu ngưng thuốc, virus HIV trong cơ thể sẽ hoành hành trở lại.

Với những người chưa nhiễm HIV, có thể dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm PrEP. PrEP là biện pháp dự phòng HIV lây truyền qua đường tình dục lên đến 99%.

Ra mắt ngân hàng nhận tinh trùng của người nhiễm HIV

TTO - New Zealand ra mắt ngân hàng tinh trùng đầu tiên trên thế giới dành cho những người hiến tặng dương tính với HIV, với mục đích chống lại sự kỳ thị đối với người bệnh và căn bệnh này.

THỤY TRÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar