04/12/2017 19:25 GMT+7

Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô kéo dài đến 5 ngày trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên nóng trở lại vì vụ thử tên lửa hiện đại của Bình Nhưỡng.

Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu EA-18G Growler của Mỹ bay trên căn cứ Osan ở Pyeongtaek (Hàn Quốc) khi tham gia cuộc tập trận vào sáng 4-12 - Ảnh: REUTERS

Sáng 4-12, không quân Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh các mối đe dọa từ Triều Tiên đang gia tăng.

Cuộc tập trận mang tên "Vigilant Ace" ("Cảnh giới vương bài") diễn ra chỉ 5 ngày sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 và tuyên bố "hoàn thiện sức mạnh hạt nhân" của mình.

Tuy đã được lên kế hoạch từ trước khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa, nhưng cuộc tập trận "Vigilant Ace" được báo giới quan tâm đặc biệt, do quy mô và thời điểm diễn ra sự kiện.

Tham gia cuộc tập trận kéo dài 5 ngày này có khoảng 12.000 binh sĩ cùng hơn 230 máy bay các loại của hai bên, trong đó có hàng chục máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và các máy bay tối tân như F-16 và F-35.

Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn - Ảnh 2.

Máy bay do thám U-2s của không quân Mỹ hạ cánh xuống căn cứ Osan ở Pyeongtaek (Hàn Quốc) khi tham gia cuộc tập trận vào sáng 4-12 - Ảnh: REUTERS

Cuộc tập trận được tiến hành với nhiều kịch bản, như mô phỏng tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu hạt nhân và tên lửa giả định của Triều Tiên.

Thông báo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh cuộc tập trận lần này nhằm mục đích tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc vào mọi thời điểm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định: "Cuộc tập trận không quân này là một cuộc tập trận quân sự chung thường niên giữa hai nước đồng minh và về thực chất mang tính phòng vệ. Chính phủ Hàn Quốc sẽ không bình luận về mọi phản ứng của Triều Tiên".

Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn - Ảnh 3.

Máy bay chiến đấu F-16 của không quân Mỹ bay trên căn cứ Osan ở Pyeongtaek (Hàn Quốc) khi tham gia cuộc tập trận vào sáng 4-12 - Ảnh: REUTERS

Cùng ngày 4-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng (Geng Shuang) nhận định tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang rất nhạy cảm, đồng thời bày tỏ hi vọng các bên liên quan có thể tránh đưa ra các hành động khiêu khích và nỗ lực hơn nữa để giảm bớt căng thẳng. Tuyên bố này hàm ý về việc kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngừng các hoạt động tập trận "mang tính khiêu khích" như một điều kiện trong kịch bản giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên mà Trung Quốc và Nga đang ủng hộ.

Trước đó, phía Bình Nhưỡng tuyên bố cho rằng cuộc tập trận này cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang muốn tiến hành "chiến tranh hạt nhân bằng mọi giá".

Báo Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên ngày 3-12 đã đăng một bài xã luận, trong đó gọi Mỹ và Hàn Quốc là "những kẻ hiếu chiến", ám chỉ đến cuộc tập trận không quân "Vigilant Ace".

Bài xã luận mô tả cuộc tập trận là "sự khiêu khích toàn lực và công khai nhằm vào Triều Tiên, có thể dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân bất cứ lúc nào". Trước đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cáo buộc Washington "muốn gây ra chiến tranh hạt nhân" với việc tổ chức cuộc tập trận không quân nói trên.

Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn - Ảnh 4.

Ngày 4-12, Hãng thông tấn trung ương KCNA của Triều Tiên cũng công bố những hình ảnh về cuộc míttinh quy tụ cả dân lẫn quân ở các tỉnh Nam Phyongan, Hwanghae và Hamgyong của Triều Tiên để chào mừng những tiến bộ trong phát triển chương trình hạt nhân của đất nước - Ảnh: REUTERS

Mỹ để ngỏ khả năng đơn phương giải quyết vấn đề Triều Tiên

Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống Donald Trump sẽ đơn phương giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Đây là tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông H.R. McMaster đưa ra trong chương trình "Fox News Sunday" sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mạnh nhất từ trước tới nay.

Theo ông McMaster, Tổng thống Trump sẽ "giải quyết việc này bằng cách Mỹ đơn phương hành động nhiều hơn nếu cần. Tuy nhiên, Washington muốn thuyết phục các bên khác hành động nhiều hơn vì lợi ích của họ". Ông cho rằng một Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn đối với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc và Nga.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Ngày 18-5, Nga đã tiến hành đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine với 273 drone, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Ngày 18-5, nhiều lãnh đạo trên khắp thế giới đã có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để dự thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV.

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ”.

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Lễ nhậm chức trang trọng của Giáo hoàng Leo XIV

15h chiều nay 18-5 (giờ Việt Nam), thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV chính thức diễn ra tại quảng trường Thánh Peter, Vatican.

Lễ nhậm chức trang trọng của Giáo hoàng Leo XIV

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Một chiếc nhẫn bằng vàng, được gọi là nhẫn Ngư phủ, sẽ được trao cho Giáo hoàng Leo XIV, đánh dấu bắt đầu một triều đại Giáo hoàng mới.

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar