28/07/2019 19:26 GMT+7

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Phóng viên báo Le Parisien đã gặp một số người bán rong đồ lưu niệm để tìm hiểu về cuộc mưu sinh của những người nhập cư dưới chân tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp.

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 1.

Họ có vài chục người chuyên rao bán các sản phẩm lưu niệm nhỏ gọn, mà chủ yếu là mô hình tháp Eiffel, và sẽ nhanh chân tẩu thoát khi thấy bóng dáng cảnh sát xuất hiện - Ảnh: LP/Arnaud Dumontier

"Buôn bán kiểu này sống tạm qua ngày thôi!"

Du khách luôn là những người thích ngủ nướng. Lúc này đã là 9h30 sáng, không gian sinh hoạt chung quanh tháp Eiffel mới bắt đầu rục rịch: dòng người xếp hàng lấy vé vô tham quan tháp, những cửa hiệu bán hàng lưu niệm đang bận rộn bày hàng, và những người bán hàng rong đang âm thầm vào… vị trí.

Ông trưởng ban chống tội phạm có tổ chức Guillaume Fauconnier giải thích: "Họ hoạt động chuyên nghiệp lắm, có tổ chức, có ý thức cộng đồng làm ăn rất cao. Những người nhập cư gốc Ấn Độ - Pakistan thì bán nước giải khát và hoa tươi, còn đồ lưu niệm là 'thị phần' của dân gốc Tây Phi".

Anh chàng Omar trạc 40 tuổi, người Senegal, đã mở hàng một cách điệu nghệ: một chiếc tháp Eiffel cỡ lớn thường thì 15 euro nhưng "mở hàng lấy may" nên chỉ lấy 12 euro thôi. Bạn biết đấy, chiếc tháp này mà bán trong cửa hàng là đắt gấp bốn lần ở đây đấy!

Omar rời bỏ quê hương bên xứ châu Phi của mình cách đây hai năm. Anh kể lể giọng hậm hực: "Bên đó không có việc làm. Mấy chính trị gia thì giàu sụ. Không biết khi nào tôi có thể quay về nữa. Nhưng sang đây cũng không dễ sống gì hơn đâu, phải bán được nhiều móc khóa thì may ra…". 

Không sai: một chùm 5 móc khóa giá 1 euro thì khó có thể làm giàu được, rồi còn tiền ăn tiền ở nữa.

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 2.

Hàng lưu niệm này đa phần là do những người nhập cư từ Tây Phi đứng bán - Ảnh: LP/Arnaud Dumontier

Cớm đến là phải chuồn nhanh!

Một gương mặt khác là Ali, "đóng chốt" ngay trên cầu Iéna, một lối đi khác dẫn đến tháp Eiffel. "Suốt tuần 7 ngày, ngày nào cũng phải ra đây thì một tháng có thể kiếm được 200 euro". 

Anh chàng người Gabon 33 tuổi này đến đây được 6 tháng rồi. Anh đi theo ngả Morocco, vượt Địa Trung Hải bất chấp hiểm nguy tính mạng để cập bến nước Pháp. 

Anh kể tiếp: "Ở Gabon, tôi kiếm được 40 euro mỗi tháng nhưng mà một miếng gà đã là 4 euro rồi…". Mới nói đến đây, Ali đột ngột khựng lại, dáo dác nhìn quanh rồi nhanh chóng thu dọn "hàng hóa", anh túm vội tấm bạt lớn gói gọn lại chừng chục chiếc tháp Eiffel lớn nhỏ rồi nhanh chân lẩn trốn cùng với 6-7 người bán khác đồng cảnh ngộ. 

Chuyện gì vậy? Một nhóm cảnh sát đang đạp xe đi tuần gần đó.

Cảnh sát Olivier Goupil thuộc quận 7 thủ đô Paris giải thích: "Lực lượng chức năng chúng tôi phải hành động để cho du khách biết đây là buôn bán bất hợp pháp phải được ngăn chặn. Bán hàng rong như thế làm thất thu thuế. Từ năm 2018 chúng tôi đã lập biên bản nhiều vụ, và cũng có khi tịch thu hàng hóa phi pháp này để tiêu hủy".

Tuy nhiên, hành động "vây ráp" như thế của cảnh sát cũng như "bắt cóc bỏ dĩa" mà thôi.

Đội ngũ những người bán chợ chạy này đến từ nhiều nước châu Phi như Mali, Guinea, Cameroon… và đều có chung một thân phận: họ đều khá trẻ, không giấy tờ tùy thân, rời bỏ quê hương đang gặp khủng hoảng nặng nề để tìm miền đất hứa bên châu Âu. 

Theo lời cảnh sát Fauconnier, ở đây không có bàn tay mafia tổ chức đưa họ sang để làm ăn phi pháp trên đất Pháp như trường hợp các cơ sở matxa của người Trung Quốc. Họ chỉ di cư bất hợp pháp sang đây để kiếm sống một cách tạm đủ mà thôi. 

Nhưng những người hái ra tiền lại chính là những tay nhập hàng lậu để cung cấp hàng lưu niệm cho họ và lợi dụng tình trạng bấp bênh của họ nơi xứ người để trục lợi.

Cũng năm ngoái, đội cảnh sát của Fauconnier đã bắt giữ hai tay cung cấp hàng sỉ người Trung Quốc núp bóng các cửa hiệu kinh doanh hợp pháp để tuồn ra thị trường chợ đen 20 tấn tháp Eiffel mô hình.

Nghĩ cho cùng, du khách đến đây cũng chẳng quan tâm mấy đâu là hàng hợp pháp và hàng lậu, họ cứ mua thoải mái, miễn rẻ là được. 

Có thể thấy bên kia bờ sông Seine, ba cảnh sát đang đi tuần và du khách cũng chẳng mảy may lấy làm lạ. 

Một cảnh sát trong số đó nói đầy vẻ triết lý khi chỉ tay theo một người bán hàng rong đang tháo chạy: "Tôi không đuổi theo anh ta làm gì, bởi làm vậy anh ta có thể quá hoảng sợ mà nhảy qua lan can xuống sông mà chết. Đã xảy ra chuyện này rồi. Mình không thể bức tử một con người chỉ vì một chiếc tháp Eiffel cỏn con giá chỉ 20 xu!".

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 3.

Cảnh tượng khá quen thuộc tại các bến cảng ở Paris: một người bán hàng rong đang chạy trốn cảnh sát - Ảnh: LP/Arnaud Dumontier

Bán đàng hoàng thì chịu thiệt

Ông Thierry Bailly - tổng giám đốc Công ty Defis sở hữu chuỗi cửa hàng "Đồ lưu niệm Paris" - than thở đầy cay đắng: "Chúng tôi lụn bại vì thị trường chợ đen này nhiều lắm. Năm 2012 chúng tôi có 4 nhân viên làm việc tại cửa hàng ở trạm xe điện ngầm Bir-Hakeim thì nay chỉ còn có 2". 

Theo ông, cả trăm người bán hàng rong như thế không hề nghèo khó mà lại có thu nhập mỗi ngày đến 1.000 euro, và số lượng họ càng ngày càng tăng lên đông đúc trong vòng 6 năm nay. 

"Trước kia, nhiều người nói với tôi là do luật chưa đủ mạnh, rồi mức phạt chưa đủ răn đe. Nhưng đạo luật mới từ năm 2011 chỉ rõ hành động bán hàng rong như thế là phạm pháp và cho phép tịch thu và tiêu hủy tang vật", ông từng tin tưởng vào luật pháp. 

Vậy mà ông nhận thấy từ khi có luật mới thì hiện tượng bán rong hàng lậu vẫn ngày càng bành trướng. Cảnh sát thì đôi khi mở chiến dịch truy quét quy mô nhắm vào những tay cung cấp hàng lậu người Trung Quốc và những tay trung gian phân phối người châu Phi. 

"Nhưng họ làm chỉ tới đó mà thôi rồi đâu cũng vào đấy", ông Bailly lại nói ngao ngán.

Ông chủ Công ty Defis khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng có bàn tay mafia đứng sau lực lượng buôn bán lậu này song bị cảnh sát bác bỏ.

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 4.

Ngày 20-6 vừa qua, cảnh sát Pháp mở chiến dịch truy quét đội ngũ bán hàng rong quanh khu vực tháp Eiffel - Ảnh: LP/Arnaud Dumontier

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 5.

Hai thanh niên châu Phi đang bán mô hình tháp Eiffel dưới chân tháp Eiffel - Ảnh: LE PARISIEN

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 6.

Một mô hình tháp Eiffel cỡ lớn được chào bán cho du khách - Ảnh: LP/J.V.

Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel - Ảnh 7.

Hàng lưu niệm mô hình tháp Eiffel được bày bán bất hợp pháp khắp nơi tại những điểm tham quan du lịch ở thủ đô Paris. Đây là đường dây kinh doanh lậu thuế do những người nhập cư không giấy tờ đứng ra tổ chức một cách rất bài bản - Ảnh: LP/Olivier Boitet

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Tổng thống Zelensky cáo buộc cuộc tập kích lớn vào Ukraine trong đêm cho thấy Nga đang cản trở lệnh ngừng bắn, trong khi ông Medvedev tố châu Âu im lặng khi Nga bị 500 drone tấn công.

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Gia đình nạn nhân chỉ trích Jeju Air thúc ép thỏa thuận trước khi nguyên nhân vụ tai nạn ngày 29-12-2024 được điều tra đầy đủ, giữa lúc dư luận vẫn dậy sóng.

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar