18/11/2023 09:37 GMT+7

Thế giới đau đầu giải bài toán khoảng cách giàu nghèo

Giữa năm nay, các nhà kinh tế hàng đầu tại 67 quốc gia đã gửi thư chung lên Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới (WB) để hối thúc các chính sách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang tăng mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Người có hoàn cảnh khó khăn kinh doanh bằng nghề bán vé số dạo trên đường 30 Tháng 4, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Người có hoàn cảnh khó khăn kinh doanh bằng nghề bán vé số dạo trên đường 30 Tháng 4, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Giữa năm nay, các nhà kinh tế hàng đầu tại 67 quốc gia đã gửi thư chung lên Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới (WB) để hối thúc các chính sách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang tăng mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

"Chưa bao giờ cuộc chiến nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và phần còn lại của chúng ta lại cấp bách hơn thế. Bình đẳng là chìa khóa cho một thế giới tốt đẹp hơn và để giải quyết tình trạng suy thoái trước khi quá muộn" - ông Max Lawson, người đứng đầu chính sách bất bình đẳng tại Tổ chức Oxfam International, nói trên tờ Guardian.

Khoảng cách giàu nghèo là vấn đề nhức nhối tại Thái Lan từ lâu. Đài PBS dẫn số liệu thống kê cho thấy chủ đất lớn nhất tại nước này sở hữu đến hơn 1.000km2 đất trong khi vô số nông dân không có đất.

Theo báo cáo tài sản toàn cầu hằng năm của Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, hơn một nửa người Thái trưởng thành (53,6%) có tài sản dưới 10.000 USD, 43,8% có tài sản từ 10.000 - 100.000 USD. 2,5% dân số còn lại sở hữu tài sản từ 100.000 đến 1 triệu USD và chỉ 0,2% dân số tài sản có trên 1 triệu USD.

Trong báo cáo này, Thái Lan được xếp là quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. "Từ năm 2009 - 2022, tài sản của 40 người giàu nhất Thái Lan đã tăng 5,7 lần lên 143 tỉ USD. Đồng thời, khoảng 2,9 triệu trẻ em Thái Lan sống trong các gia đình mà mỗi thành viên có trung bình 2.577 baht (73 USD) để chi tiêu mỗi tháng" - ông Nitirat Sapsomboon, điều phối viên của mạng lưới WeFair thúc đẩy các chính sách thu hẹp bất bình đẳng kinh tế và xã hội, nói.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã tuyên bố ưu tiên của ông là chống đói nghèo và nâng cao phúc lợi cho người dân. 

Chính quyền của ông đã đề xuất các chính sách giải quyết vấn đề nợ nần của nông dân, doanh nghiệp và người dân; giảm chi phí năng lượng; tạo thêm thu nhập từ du lịch; tạo cơ hội nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tương tự, Philippines cũng có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất nhì ở khu vực Đông Á, dù các nỗ lực của nước này đã giảm đáng kể tỉ lệ nghèo trong những thập niên qua. Theo WB, chỉ 1% dân số kiếm được 17% tổng thu nhập toàn quốc trong khi 50% dân số có thu nhập thấp nhất chỉ kiếm được 14%.

Theo các chuyên gia, cơ hội không bình đẳng, khả năng tiếp cận giáo dục đại học thấp ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, các chuẩn mực xã hội đặt gánh nặng chăm sóc trẻ em nặng nề hơn lên phụ nữ đã làm chậm quá trình thu hẹp bất bình đẳng ở Philippines, đặc biệt là trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.

Hồi đầu năm 2023, các quan chức Liên Hiệp Quốc cũng hối thúc các nước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo vốn bị nới rộng sau đại dịch. Gilbert Houngbo, tổng giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khẳng định: "Bất bình đẳng không phải là không thể tránh khỏi; đó là kết quả của những lựa chọn chính trị".

Hơn 200 triệu người trên khắp thế giới đang thất nghiệp, còn mức lương thực tế giảm dần, trong khi 10% người giàu nhất thế giới chiếm 52% thu nhập toàn cầu. Để chống lại vòng xoáy nguy hiểm này, ông kêu gọi đầu tư vào công bằng xã hội, bao gồm cả việc tạo cơ hội việc làm tử tế.

Tại khu vực châu Á, ông Srinivas Tata, lãnh đạo Ban phát triển xã hội của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc tại châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), nói rằng trong hơn 2,1 tỉ lao động tại khu vực, có 1,4 tỉ người làm việc không chính thức và với 600 triệu người làm trong lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp.

Hầu hết người lao động không được trang bị đầy đủ kỹ năng để ứng phó với các xu hướng lớn đang nổi lên như biến đổi khí hậu, xã hội già hóa và số hóa, đồng thời phải đối mặt với môi trường làm việc nguy hiểm.

Chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, Việt Nam thu hẹp cách nào?

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về giảm nghèo trong hai thập niên qua, kết quả đã được thế giới công nhận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar