26/02/2023 08:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thế giới chữ nghĩa đảo lộn vì AI

Sẽ có một ngày trí tuệ nhân tạo (AI) nhận giải Nobel văn chương? Điều này chắc chỉ có trong truyện viễn tưởng do... chính nó viết! Nhưng ngay lúc này thật sự AI đã tham gia viết truyện, làm thơ với tốc độ tên lửa và nhiều vấn đề đã xuất hiện.

AI giờ đã tham gia viết sách, tiểu thuyết… Trong ảnh là một con robot công nghiệp viết Kinh thánh - Ảnh: The Guardian/Alamy

AI giờ đã tham gia viết sách, tiểu thuyết… Trong ảnh là một con robot công nghiệp viết Kinh thánh - Ảnh: The Guardian/Alamy

Clarkesworld, tạp chí khoa học viễn tưởng online của Mỹ có từ năm 2006 và nhận khoảng 1.100 bài gửi mỗi tháng, gần đây đã phải tạm dừng nhận bản thảo và cấm hơn 500 người khỏi nền tảng gửi bài chỉ trong tháng 2-2023 sau khi nhận được quá nhiều tác phẩm viết bằng AI thời gian qua.

Sự nổi lên của "AI tạo sinh"

ChatGPT và các công cụ AI khác đã khơi lại những tranh luận về cách con người và công nghệ tương tác với nhau, cũng như đạo đức của việc sử dụng AI trong làm bài tập ở trường, viết báo và làm nghệ thuật.

Ông Neil Clarke, người sáng lập tạp chí Clarkesworld và là một trong những biên tập viên kỳ cựu mảng khoa học viễn tưởng, giờ đây đang phải đối mặt với một vấn đề rất "khoa học viễn tưởng". Ông cho biết kể từ tháng 12-2022, tạp chí của ông nhận được rất nhiều bản thảo viết bằng phần mềm ngôn ngữ máy GPT-3 do Công ty OpenAI (Mỹ) phát triển.

Tình huống éo le xảy đến với tạp chí Clarkesworld cũng trùng với thời điểm công cụ chatbot ChatGPT - ra mắt vào tháng 11-2022 - của OpenAI đang "làm mưa làm gió". Đây là công cụ có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát ở nhiều lĩnh vực kiến thức.

Nói với trang tin Quartz, ông Neil Clarke không cho rằng AI sẽ giỏi hơn con người nhưng lưu ý: "Vấn đề không phải là chất lượng, mà là số lượng. AI có thể sản xuất nhanh chóng và lấn át các tác phẩm khác bằng số lượng. Đó thực sự là vấn đề cốt lõi mà chúng tôi đang gặp phải".

Vào những ngày đầu của đại dịch COVID-19, tạp chí Clarkesworld bắt đầu chứng kiến một số điều kỳ lạ. Nhiều người lúc đó sử dụng các chương trình AI để viết lại nội dung của người khác nhằm tránh bị phát hiện đạo văn. Họ nhận thấy hành vi này gia tăng vào cuối năm ngoái, ngay trước khi ChatGPT ra mắt, và đạt tới đỉnh điểm vào tháng 2-2023.

Có nhiều công cụ chống đạo văn, nhưng chưa có công cụ nào chống GPT hiệu quả. Ông Neil Clarke nói đã thử tất cả những công cụ chống đạo văn hiện có nhưng vẫn thất bại. "Do đó, dừng nhận bài viết là cách duy nhất chúng tôi có thể làm lúc này" - ông tỏ ra bất lực.

Khi được hỏi đâu là các dấu hiệu cho thấy tác phẩm không phải do con người viết ra, người sáng lập tạp chí Clarkesworld nói: "Có một số loại lỗi sai mà con người không mắc phải. Có nhiều bài viết bằng AI thực sự quá tệ". Ông Neil Clarke cho biết tạp chí của ông có thể sẽ áp dụng một số điều chỉnh đối với phần mềm nhận bài viết.

"Bãi mìn pháp lý"

Một câu hỏi quan trọng lúc này là liệu việc dùng AI để viết bài có phải hành vi ăn cắp ý tưởng không. "Chúng tôi không biết chính xác những nội dung đó được tạo ra thế nào, nhưng chúng tôi biết rằng với các phần mềm nghệ thuật AI, gần như chắc chắn sẽ có hành vi ăn cắp. Tôi tin rằng các công ty AI sẽ bị kiện" - ông Neil Clarke nói.

Các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT và công cụ tạo hình ảnh thông qua mô tả bằng từ ngữ DALL-E hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi mới cho hệ thống pháp lý - vốn luôn coi con người, chứ không phải máy móc, là chủ thể sáng tạo nội dung. Trang Axios gọi AI tạo sinh chính là "bãi mìn pháp lý" cần tháo gỡ.

Theo trang Axios, các tòa án sẽ phải giải quyết những vấn đề hóc búa như: liệu các công ty AI có quyền sử dụng dữ liệu đã được dùng để huấn luyện hệ thống của họ hay không, liệu nội dung do các công cụ đó tạo ra có thể được đăng ký bản quyền không, và ai sẽ chịu trách nhiệm nếu một công cụ AI cung cấp thông tin phỉ báng hoặc nguy hiểm.

Hiện nay, các luật mới dành riêng cho AI chưa tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới dù châu Âu đang trong quá trình soạn thảo luật này (Đạo luật AI). Điều đó có nghĩa hầu hết các vấn đề trên - ít nhất lúc này - sẽ phải giải quyết theo luật hiện hành.

Các công ty như Microsoft, Google và OpenAI gần đây đã nêu chi tiết những nỗ lực của họ để cải thiện độ chính xác của các chương trình AI tạo sinh, đồng thời cảnh báo khách hàng các công cụ AI có thể cung cấp thông tin bịa đặt hoặc sai.

Làn sóng kiện tụng

Theo trang Plagiarism Today hồi tháng 1, làn sóng kiện tụng bản quyền AI đã bắt đầu. Tháng 11-2022, Công ty GitHub thuộc sở hữu của Microsoft bị kiện tập thể với cáo buộc vi phạm luật bản quyền do huấn luyện công cụ AI Copilot dựa trên trên các kho lưu trữ công khai.

Gần đây một công ty luật đã khởi kiện tập thể chống lại DeviantArt, Stability AI và Midjourney - ba công ty phát triển các hệ thống AI sử dụng nền tảng Stable Diffusion.

Công ty chuyên cung cấp hình ảnh Getty Images cũng đã kiện nhà sản xuất Stability AI, cáo buộc vi phạm bản quyền vì lấy ảnh của họ để dùng cho công cụ sáng tạo nghệ thuật Stable Diffusion.

Mỹ không cấp bản quyền cho các tác phẩm do AI sáng tạo

Các hình ảnh sử dụng trong một tác phẩm tiểu thuyết đồ họa do hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) Midjourney sáng tạo sẽ không được cấp bản quyền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar