20/08/2011 07:23 GMT+7

Thế gian còn một anh hề

TruongUy
TruongUy

TT - Lần đầu tiên một đĩa hề chèo được ra mắt khán giả mà nhân vật chính không ai khác là Xuân Hinh - nghệ sĩ duy nhất có lẽ còn lưu giữ được nhiều ngón nghề hề chèo.

Phóng to
Xuân Hinh (trái) trong tiểu phẩm Hề gậy theo thầy - Ảnh: Vân Dũng

Ðĩa Hề chèo Xuân Hinh với ba tiểu phẩm: Thầy bói đi chợ, Thị Mầu lên chùa, Hề gậy theo thầy vừa được phát hành ngày 18-8 với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội: NSƯT Xuân Hinh, NSƯT Quốc Chiêm, Thu Hằng, Thu Hà... Nhà sản xuất (Công ty Tứ Vân media) cho biết 300 đĩa Hề chèo Xuân Hinh cũng được tặng các vị khách đến dự Ðại hội lần 8 của UNESCO diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-8.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Xuân Hinh mê hát dân ca từ nhỏ, nhất là chương trình “Khắp nơi đàn và hát dân ca” của Ðài Tiếng nói Việt Nam phát lúc 11g30 hằng ngày. “Lúc ấy thì ôi thôi, nếu có đang cuốc cày ngoài ruộng tôi cũng bỏ cuốc bỏ cày mà chạy về, nhịn ăn trưa, nhịn uống nước, nhịn rửa chân chứ không thể nhịn nghe hát được. Nghe nhiều đến nỗi tôi thuộc rất nhiều bài dân ca và sau này trở thành diễn viên học việc của Ðoàn Dân ca Bắc Ninh cũng nhờ vào bài Hoa thơm bướm lượn...” - NSƯT Xuân Hinh chia sẻ về niềm yêu dân ca và nghiệp diễn của mình ở buổi khởi đầu như thế.

Không đẹp trai nhưng trời phú cho giọng hát tốt, Xuân Hinh rất biết mình: “Khi đang học tại đại học sân khấu điện ảnh, tôi cũng rất muốn được làm kép, nhưng nhìn bạn bè cùng học thấy người ta cao ráo còn mình thì thấp bé, gương mặt cũng không phải vương trượng hay thư sinh gì. Chẳng cần đến các thầy dạy hoặc người ngoài bảo mà tôi tự nhận mình không nên làm kép dù được học đầy đủ để có thể trở thành một kép giỏi”. Rồi anh tìm đến các thầy học các trích đoạn hề Gậy, hề Mồi, Cu Sứt, Tuần ti đào Huế..., chất hài chèo ngấm dần.

Khi đã xác định được con đường đi của mình, Xuân Hinh chẳng ngại ngần “chuyên sâu” vào đóng vai hề dù những vai diễn ấy thường chả sinh viên nào muốn học, chả diễn viên nào muốn đóng. Khi tốt nghiệp, chuyển công tác về Nhà hát Chèo Hà Nội, Xuân Hinh cũng chỉ được tin tưởng giao cho các vai hề. Hỏi anh có bao giờ buồn vì lựa chọn ấy, Xuân Hinh còn dí dỏm: “Mặt Xuân Hinh giờ chả hợp với vai chính diện nữa rồi, ví thử có diễn vai chính có khi khán giả lại tưởng là... gián điệp!”.

Không chỉ đang dồn sức để làm hề chèo mà Xuân Hinh còn dự định tiếp tục làm đĩa về hát văn, hát xẩm. Bạn diễn nói Xuân Hinh duyên, tài, lại đam mê, hết mình với nghiệp; cũng lại có người bảo Hinh tham lam tiền bạc mà cắm đầu vào làm sô, làm đĩa, làm tả pí lù để có tiền, chả thèm quan tâm đến nghệ thuật dân tộc. Người ta trách thế là bởi không hiểu Xuân Hinh, không biết những dự định anh đã và đang làm. Ðến ngày tháng năm này, liệu còn ai ở đất Bắc lưu giữ được những ngón nghề hề chèo như Xuân Hinh? Câu trả lời chắc chắn là không. Ai hát văn mê mẩn như Xuân Hinh? Chắc cũng ít, dẫu biết rằng mươi năm trước anh đến với hát văn chỉ là đến một cuộc chơi không chính thức, bởi lúc ấy công luận chưa cởi mở với hát văn như bây giờ.

Ðằng sau những tiếng cười rộn rã, thậm chí còn bị phê là hơi “quá liều”, Xuân Hinh là người rất dễ mến: tuềnh toàng, xuề xòa, dễ tính và thậm chí quá dân dã. Anh không chỉ gắn bó với bà con thành phố bởi những chương trình hài mang tính chất thời vụ vào các dịp lễ, tết mà còn bởi những đĩa hát xẩm, hát văn của Xuân Hinh được phát hành rộng rãi đến các vùng nông thôn. Thế nên Xuân Hinh nói những vai diễn hài thời vụ chỉ là phần nổi của anh để kiếm tiền, còn phần chìm lại là những làn điệu dân ca mượt mà hay những câu hát xẩm đầy thân phận.

HOÀNG ĐIỆP

Giữ gìn vốn quý của hề chèo

Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ: “Từ lâu tôi ấp ủ ra một đĩa hề chèo. Một là để lưu lại những vai diễn suốt gần 30 năm qua mà giờ ít khi có dịp diễn lại. Mỗi lần đi diễn xa, khán giả lại hỏi lâu lắm chẳng thấy Xuân Hinh diễn hề chèo hay đọc tấu hài, tôi tự hứa với mình sẽ làm đĩa cho những khán giả đã yêu quý một anh hề Xuân Hinh”. Hơn nữa, cái mà Xuân Hinh muốn là bảo lưu những gì tinh túy nhất của hề chèo Việt Nam làm tư liệu cho con cháu nếu còn quan tâm đến chèo. Bởi chục năm gần đây thị trường hài được khán giả yêu quý, nhưng chỉ là hài trên sân khấu kịch nói. Trong khi đó, học để diễn hề chèo không dễ, nay không làm lại thì sẽ mai một. Cái lo ấy của Xuân Hinh cũng là nỗi lo chung của những người làm nghệ thuật bởi nếu không có người yêu thích, chẳng có người lưu giữ thì nghệ thuật truyền thống mất đi cũng là lẽ đương nhiên.

Dự kiến đĩa Hề chèo Xuân Hinh thứ hai sẽ ra mắt khán giả dịp Tết Nguyên đán 2012.

TruongUy

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar