04/10/2016 18:15 GMT+7

Báo Anh: Kẹt xe Sài Gòn, Hà Nội sẽ trầm trọng do xe hơi

TRÙNG DƯƠNG (tổng hợp từ The Economist, Wallstreetdaily)
TRÙNG DƯƠNG (tổng hợp từ The Economist, Wallstreetdaily)

TTO - Trên tạp chí uy tín Anh The Economist, nhà nghiên cứu Arve Hansen cùng các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định nạn tắc đường tại TP.HCM, Hà Nội sẽ trầm trọng hơn trước sự bùng nổ doanh số xe hơi hiện nay, đặc biệt cơn sốt các dòng xe bán tải ở thị trường xe hơi.

Kẹt xe dưới cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Nan giải bài toán xe bán tải 

Hầu hết sự bùng nổ doanh số xe hơi đều tập trung tại 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM - nơi có dân số chiếm một nửa dân số thành thị VN. Không chỉ bùng nổ lượng xe bốn chỗ, mà xe bán tải cũng được người dân chọn nhiều vì tính khả dụng vừa chở người và hàng.

Bên cạnh đó, theo quy định mới trong Quy chuẩn 41 năm 2016 (QCVN 41:2016/BGTVT) ban hành theo thông tư 06/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1-11 tới đây, dòng xe bán tải sẽ không còn bị hạn chế nhiều mặt như phân làn, đi vào giờ cấm, quy định cấp trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.

Nhưng liệu có hợp trong thời điểm hiện tại, khi cơ sở hạ tầng còn kém, đường phố chật hẹp với lượng xe 2 bánh lên đến 45 triệu xe trên cả nước, chưa kể lượng lớn xe buýt, xe tải, xe khách đang gia tăng từng ngày.

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng không chỉ riêng TP.HCM, Hà Nội, các thành phố lớn tại VN khá chật chội so với những đô thị ở các nước láng giềng. Cơ sở hạ tầng không theo kịp tiến độ phát triển. Nạn tắc cứng đường sá tại các thành phố lớn VN sẽ là một thực tế không xa trong tương lai.

Năm 2011, Ngân hàng Thế giới (WB) từng đưa ra mức dự báo ước tính chỉ cần lượng xe hơi VN đạt mức vừa phải như tại Malaysia, toàn bộ giao thông tại Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng tê liệt, bởi chỉ 9% diện tích đất ở trung tâm của Hà Nội được dùng để làm trục đường chính và phụ, so với 32% ở Manhattan, New York, Mỹ.

Doanh số xe bán tải tăng chóng mặt

Theo Wallstreetdaily, các nhà sản xuất xe hơi lớn thế giới như Mercedes, Toyota khá sững sờ trước sự bứt phá về doanh số bán xe hơi của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây (2014-2016).

Cụ thể trong năm 2015, doanh số xe hơi, xe tải, xe chở khách ở Việt Nam bán ra tăng 55%, đạt 244.914 chiếc, được cho là năm kỷ lục.

Doanh số bán xe của quý 1-2016 tiếp tục tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tổng số xe bán tải bán ra trên toàn quốc 6 tháng đầu năm 2016 đạt 11.562 chiếc, cao gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái là 6.818 chiếc, tốc độ tăng trưởng xe này rất nhanh, theo số liệu thống kê của VAMA.

Nhập xe bán tải từ các nước ASEAN rẻ hơn

Theo học giả Arve Hansen, thỏa thuận giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á chính thức có hiệu lực đầy đủ từ năm 2018, mở đường cho xe hơi giá rẻ Thái Lan, Malaysia, Indonesia nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam.

Một mẫu xe bán tải mới được giới thiệu tại triển lãm xe hơi Việt Nam - Ảnh minh họa: H.Như

Năm 2015, Thái Lan đứng thứ 4 trong danh sách các nước xuất khẩu xe hơi vào VN sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Quý 1-2016, Thái Lan vươn lên và giữ vị trí đầu bảng, từ 2.355 xe nhập năm 2015 lên 10.155 xe (7.700 xe bán tải) trong quý đầu tiên năm 2016, trị giá 183 triệu USD.

Xe bán tải (được gọi là xe tải trong danh mục sản phẩm nhập khẩu) là thành phần chính tạo nên vị trí số một của xe Thái, bao gồm các mẫu chính Ford Ranger, Mazda BT-50, Nissan NP300 Navara, Mitsubishi Triton, Toyota Hilux. 

Ưu tiên hàng đầu của các hãng vẫn là lợi nhuận. Do đó, phương án nào mang lại lợi nhuận cao hơn sẽ là hướng chọn. Ông Yoshihisa Maruta - chủ tịch Toyota Vietnam - cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc có tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất tại Việt Nam hay không do chi phí nhập khẩu xe từ các nước ASEAN sẽ rẻ hơn vào năm 2018".

Tắc đường, người Việt lo lắng không?

Sức hấp dẫn của việc sở hữu xe hơi ở đa số người Việt, mà cụ thể là nhóm “nhà giàu mới nổi” tại VN, không bị nguội, thậm chí tăng lên bất chấp tình trạng tắc đường, bài báo trên The Economist cùng nhóm chuyên gia nhận định.

“Họ cho rằng việc đi xe máy trở nên nguy hiểm hơn khi rủi ro va chạm xe trên đường gây tử vong ngày càng tăng. Nếu tắc đường, họ thà chịu cảnh ngồi trong xe hơi có điều hòa hơn là ngồi trên xe máy nóng vã mồ hôi” - ông Arve Hansen trích ý kiến của phần đông nhóm "nhà giàu mới nổi".

Bộ phận nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) mới đây cho biết nhóm “nhà giàu mới nổi” tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh thứ 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai đầu tàu kinh tế VN trở thành thị trường màu mỡ cho các nhà sản xuất xe hơi thế giới như Toyota, Mercedes-Benz, Ford, Honda, thậm chí có cả Porsche hay Bentleys.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khách quan bên ngoài cũng khiến phần đông những người Việt có điều kiện tin chuộng xe hơi hơn, như xe buýt - loại hình giao thông bị cho là kém độ tin cậy. Số liệu mà The Economist đưa ra nói rằng số người đi xe buýt ở Hà Nội đã giảm 14% trong vòng một năm qua; cơ sở hạ tầng xấu đi ảnh hưởng nhiều đến vấn đề an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Và quan trọng, việc bình thường hóa xã hội ngày càng tăng quyền sở hữu xe. Sở hữu một chiếc xe hơi dường như chiếm một vị trí trung tâm trong các nguyện vọng của tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của VN.

TRÙNG DƯƠNG (tổng hợp từ The Economist, Wallstreetdaily)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi thể người đàn ông trôi trên sông Cổ Chiên, bên ngoài không vết thương nhưng dập nát nội tạng

Thi thể của một người đàn ông được người dân phát hiện trôi trên sông Cổ Chiên bị gãy toàn bộ xương sườn hai bên, tim, phổi, gan, thận, lách dập, vỡ toàn bộ, gãy kín 1/3 trên xương đùi bên phải.

Thi thể người đàn ông trôi trên sông Cổ Chiên, bên ngoài không vết thương nhưng dập nát nội tạng

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online phản ánh thời gian qua xe ba gác, xe lôi tự chế... vẫn chạy nhiều trên các tuyến đường ở TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xử lý.

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar