26/08/2017 09:00 GMT+7

Thầy trò tối mặt với phong trào, thi cử đầu năm học

NGUYỄN VĂN LỰC (giáo viên ở Khánh Hòa)
NGUYỄN VĂN LỰC (giáo viên ở Khánh Hòa)

TTO - Một năm học mới nữa lại bắt đầu, cũng là lúc giáo viên, học sinh toàn quốc lần lượt bước vào các phong trào, cuộc thi mọc lên như nấm sau mưa suốt cả năm học.

Tranh: Lap

Nói về các phong trào, cuộc thi chắc hẳn ngành giáo dục chiếm giải quán quân.

"Mê hồn trận" phong trào, cuộc thi

Cứ thử kể sơ qua, có ít nhất hơn chục phong trào, cuộc thi lớn nhỏ đều đặn diễn ra hằng năm trong trường học.

Phần lớn chúng đều do từ trên ép xuống phải thực hiện, đơn cử như: phong trào thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi học sinh giỏi; rồi phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, viết thư UPU, vẽ tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường;

Phong trào làm đồ dùng dạy học, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; rồi cuộc thi giải toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng, giải toán bằng tiếng Anh, thi hùng biện tiếng Anh...

Phong trào, cuộc thi nào cũng tốn nhiều thời gian của giáo viên và học sinh; nhưng nếu trường, giáo viên không tham gia thì bị phê bình, bị trừ điểm thi đua.

“Con gà” khốn đốn vì thi

Thi rất nhiều, tuy nhiên hiệu quả của phong trào, cuộc thi như thế nào thì chưa có sự tổng kết đánh giá nào.

Ví dụ như phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh được tổ chức hằng năm với mục đích nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, tạo điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp, chia sẻ phương pháp dạy học...

Việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ không có gì đáng nói nếu không làm cho đa số giáo viên lo âu đến mất ăn, mất ngủ.

Tôi là giáo viên dạy môn giáo dục công dân, được trường chọn đi thi giáo viên dạy giỏi huyện, tỉnh. Chuyện cũng đã lâu, nhưng đến nay tôi vẫn không sao quên được hành trình thi giáo viên dạy giỏi khi ấy.

Đầu tiên là tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp trường. Nhiều đồng nghiệp thở than: “Có khi còn gay go hơn cả thi huyện, tỉnh!”, vì cá nhân tự lo cho tiết dạy của mình, không có bất kỳ sự trợ giúp nào. Khi đã vượt qua cấp trường, ban giám hiệu bắt đầu chọn “gà” đi thi đấu cấp huyện. Tôi có “vinh dự” trở thành “con gà” ấy.

Nói thật, tôi đã mất ăn, mất ngủ cả tháng trời để chuẩn bị cho tiết dạy của mình, nào là giáo án, tranh ảnh, đồ dùng dạy học..., rồi tiến hành dạy thử ít nhất ba lần bảy lượt để đồng nghiệp trong nhóm, tổ, ban giám hiệu dự giờ góp ý, chỉnh đi sửa lại không biết bao nhiêu lần nữa.

Chỉ một tiết dạy thôi mà phải vất vả vô cùng. Thú thật, tôi chỉ như một diễn viên trên sàn diễn dạy học, còn kịch bản, đạo diễn là do tổ, ban giám hiệu xây dựng.

Tiếp đến, nếu được chọn đi thi giáo viên giỏi cấp tỉnh thì trình tự lại được chuyển giao cho tổ nghiệp vụ phòng giáo dục dự giờ dạy thử, góp ý, cũng năm lần bảy lượt chờ ngày lên đường "thi đấu".

Tại sao lại như vậy? Chẳng phải vì giáo viên chúng tôi, mà vì thành tích của trường, phòng.

Thầy cô đi thi, học sinh bị mất bài, mất tiết

Để phục vụ cho thầy cô dạy thử tiết đi thi huyện, tỉnh, nhà trường phải điều động các lớp tham gia, rồi đổi tiết, đổi giờ, đổi suất, dạy thay, dạy thử nghiệm phương pháp này, phương pháp khác... gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Được biết, tại một số trường, ban giám hiệu còn cho giáo viên đi thi nghỉ dạy, để tập trung đầu tư cho tiết dạy đi thi, dẫn đến việc học sinh mất bài, mất tiết, chất lượng học tập bị ảnh hưởng. Giáo viên đi thi khổ đã đành, giáo viên không được chọn đi thi cũng khổ không kém, nào là phải dạy thay, giữ lớp.

Một hiệu trưởng nói với tôi: “Thi giáo viên giỏi là chỉ tiêu thành tích thi đua của trường, do vậy phải chấp nhận có những thay đổi xáo trộn trong việc dạy học”. Có cần thiết như vậy không?

Nên rà soát bỏ bớt các cuộc thi vô bổ

Bộ GD-ĐT đã có công văn ngày 3-3-2016 lưu ý: “Việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp là do giáo viên tự nguyện, không được ép buộc giáo viên phải tham gia, và không được tạo áp lực cho giáo viên để lấy thành tích cho nhà trường dưới mọi hình thức”.

Thông báo này làm giáo viên chúng tôi thật hoan hỉ, vì hoàn toàn được tự do trong việc thi giáo viên giỏi. Đây cũng là liều thuốc chữa căn bệnh thành tích, hình thức đã tồn tại quá lâu trong ngành giáo dục, gây bức xúc cho giáo viên.

Giáo viên chúng tôi đều mong Bộ GD-ĐT nhanh chóng rà soát lại các phong trào, cuộc thi đang được tổ chức trong nhà trường. Cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ, cần kiểm tra chặt chẽ. Hãy để việc dạy và học đi vào thực chất.

Thầy đến trường để dạy, trò đến trường để học, chứ không phải khốn đốn vì những cuộc thi vô bổ, hình thức, chạy theo thành tích, thi đua.

NGUYỄN VĂN LỰC (giáo viên ở Khánh Hòa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường đại học Văn Hiến vừa tổ chức Lễ ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu doanh nghiệp năm 2025, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, tạo việc làm, môi trường học tập thực tế và đào tạo nguồn nhân lực đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar