21/11/2007 01:50 GMT+7

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)
ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

Phóng to

Trên đường vào Sài Gòn, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9-1910 đến 2-1911 - Ảnh tư liệu

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Theo cha (cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) vào Huế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được học Trường Quốc Học - một ngôi trường dành cho những bậc công tử và những người có tài thời ấy.

Đến năm 1909, anh lại theo cha vào Bình Định. Tại đây, anh được vào học Trường tiểu học Pháp - Việt Qui Nhơn. Một thời gian sau người cha lại bị triệu hồi về Huế. Từ đây, mới 19 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Được mọi người giúp đỡ, khi học xong anh không ra Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trong bức thư gửi về quê nhà cho chị Thanh và anh cả Khiêm, anh Thành tâm sự: "Em đã nhận được một chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết... Em sẽ ở đây một thời gian để rồi đi tiếp vào Sài Gòn".

Trên bục giảng, thầy Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước".

Phóng to

Các bạn trẻ nghe nói chuyện về Bác Hồ ở Trường Dục Thanh - Ảnh: V.T.B.

Tuy không xác định ở Phan Thiết lâu dài song thầy Thành vẫn sống và làm việc hết mình với những con người nơi đây. Với học trò, thầy như người bạn tin cậy, luôn luôn giúp đỡ, ôn tồn khuyên bảo khi học trò có lỗi; khuyến khích khi học trò tiến bộ.

Những ngày nghỉ, thầy đưa học trò đi tham quan để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc VN. Thầy lui tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ già... Và qua đó thầy hiểu hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình lúc ấy.

...Một hôm tiếng trống Trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Và tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy hiệu trưởng đọc bức thư mà thầy Thành để lại.

Bức thư có đoạn viết: "Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quí thầy. Nhưng thầy không thể ở lại Trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ về một ngày mai nước nhà độc lập đang kêu gọi thầy dấn bước ra đi... Thầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em. Thầy mong các em học giỏi, chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quí mọi người". Phải chăng để tránh một cuộc chia tay nặng lòng kẻ ở người đi nên thầy Thành đã lên đường đi vào Sài Gòn một cách lặng lẽ...

Và ngày 5-6-1911, chiếc tàu buôn Latusơ - Tơrơvin buông hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc VN Nguyễn Tất Thành với tên mới: Văn Ba.

Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế.

ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo gương Bác"

TTO - Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã kết thúc phần thi trực tuyến vào lúc 17g hôm nay (1-3).

Kết thúc thi trực tuyến

Khai mạc triển lãm ảnh Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

TTO - Triển lãm ảnh Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014 với chủ đề “Tuổi trẻ TP.HCM” làm theo lời Bác vừa được khai mạc tại NVH Thanh niên TP.HCM sáng 17-5.

Khai mạc triển lãm ảnh Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Không ngừng rèn luyện bản thân

TT - “Rất nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội và là một điển hình toàn diện hiếm có về đạo đức, học tập, thể lực lẫn kỹ năng và hội nhập”.

Không ngừng rèn luyện bản thân

Theo dấu học viên

TT - Họ vẫn luôn tìm mọi cách có thể để giữ liên lạc với bao thế hệ học viên tàn tật đã ra nghề và rời xa mái nhà chung ấy.

Theo dấu học viên

Tiếp sức nghị lực sống

TT - Bộ sách ảnh điện tử về những tấm gương khuyết tật vượt khó vào đời đã trở thành động lực tinh thần cho nhiều người đồng cảnh ngộ.

Tiếp sức nghị lực sống

Nữ bác sĩ thích thử thách chính mình

TT - “Bác sĩ nữ đi theo khoa ngoại đã hiếm, khoa ngoại thần kinh lại càng hiếm bởi đặc thù công việc vô cùng căng thẳng. Nhiều người đến rồi cũng đi, khoa tôi hiện chỉ còn “bóng hồng” duy nhất tham gia mổ” - bác sĩ Nguyễn Hữu Nhơn (khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) giới thiệu về nữ đồng nghiệp Trần Thị Mai Linh.

Nữ bác sĩ thích thử thách chính mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar