05/04/2017 14:51 GMT+7

Thay đổi cách ăn để bảo vệ môi trường

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TTO - Ấn Độ có thể tiết kiệm nước và làm giảm khí thải toàn cầu nếu người dân ăn nhiều rau quả thay vì lúa mì và thịt gia cầm.

Một hàng rau ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Đô - Ảnh: Reuters

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học The Lancet Planetary Health, dân số Ấn Độ dự kiến tăng lên đến 1,6 tỉ trước năm 2050, và để đảm bảo nước sạch đến tất cả mọi người, lượng nước sử dụng hiện tại sẽ phải bị cắt giảm đi 1/3.

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cũng chỉ ra mâu thuẫn là dân số tăng sẽ dẫn đến việc gia tăng nhu cầu thực phẩm, từ đó lại nảy sinh thêm áp lực cho nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp.

Theo tính toán, đến năm 2050, việc tưới tiêu sẽ chiếm 70% tổng lượng nước sử dụng ở Ấn Độ, tăng 20% so với mức 50% như hiện nay.

Để tránh tình trạng đó, Ấn Độ cần thay đổi phương pháp canh tác và chuyển đổi chế độ ăn uống sang các thực phẩm ít cần tưới nước hơn.

“Ở Ấn Độ, tỉ lệ nước sạch cho sản xuất nông nghiệp vốn dĩ đã cao rồi”, ông James Milner, người đứng đầu nghiên cứu, nhận xét.

“Những thay đổi trong chế độ ăn uống, dù là nhỏ, cũng có thể giúp giải quyết được thách thức trong việc phát triển một hệ thống lương thực bền vững trong nước", ông Milner nói thêm.

Theo như giải pháp mà nghiên cứu trên đưa ra, mức sử dụng lượng nước sạch có thể giảm được đến 30% bằng cách giảm tiêu thụ lúa mì, các sản phẩm từ sữa và gia cầm, thay vào đó là trái cây và rau.

Chế độ ăn uống tiết kiệm nước này cũng bao gồm các loại cây họ đậu và các loại trái cây ít cần tưới như dưa, cam và đu đủ, thay vì các loại trái cây đòi hỏi phải tưới nhiều như nho, ổi và xoài.

Ngoài tiết kiệm nước, chế độ ăn uống này cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư, đồng thời góp phần bảo vệ hành tinh thông qua việc giúp giảm lượng khí thải nhà kính bớt 13%.

Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 2011, Ấn Độ là nước phát thải khí nhà kính từ việc nuôi trồng nhiều thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Brazil và Mỹ.

Trong đó, theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, chăn nuôi chiếm gần 2/3 tổng lượng khí thải nông nghiệp, chủ yếu là từ phân chuồng và việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.

NGỌC ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tiết lộ phần thú vị nhất của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Trump cho biết đã có bản thiết kế cho thỏa thuận thương mại 'rất mạnh' với Trung Quốc và ông có thể thảo luận trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Trump tiết lộ phần thú vị nhất của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

New York Times: Giới chức Israel âm thầm thừa nhận Dải Gaza đang chết đói

Theo báo New York Times, người dân Gaza sẽ chết đói nếu chính sách siết chặt hàng hóa viện trợ không sớm bị dỡ bỏ.

New York Times: Giới chức Israel âm thầm thừa nhận Dải Gaza đang chết đói

Ông Trump và chiếc Boeing từ Qatar: Món quà hào phóng hay 'con ngựa thành Troy'?

Một món quà trị giá hàng trăm triệu USD từ Qatar đang đặt ông Trump vào tâm điểm tranh cãi.

Ông Trump và chiếc Boeing từ Qatar: Món quà hào phóng hay 'con ngựa thành Troy'?

Nga tiết lộ các chủ đề sẽ đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói Matxcơva muốn thảo luận về một 'giải pháp bền vững' với Kiev trong cuộc đàm phán ở Istanbul, gồm cả việc công nhận một số vùng lãnh thổ sẽ thuộc Nga.

Nga tiết lộ các chủ đề sẽ đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Vì sao ông Zelensky hy vọng có thể dự Thánh lễ tấn phong Giáo hoàng Leo XIV?

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelensky dự định sẽ dự Thánh lễ tấn phong Giáo hoàng Leo XIV, dù không phải tín hữu Công giáo.

Vì sao ông Zelensky hy vọng có thể dự Thánh lễ tấn phong Giáo hoàng Leo XIV?

Lầu Năm Góc lo xung đột trực tiếp giữa Mỹ - Nga nếu chiến sự Ukraine leo thang

Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga là điều có thể xảy ra nếu chiến sự Ukraine tiếp tục leo thang.

Lầu Năm Góc lo xung đột trực tiếp giữa Mỹ - Nga nếu chiến sự Ukraine leo thang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar