03/05/2018 08:43 GMT+7

Thầy cô giáo bỏ tiền túi nâng bước trò nghèo

VIỆT HÙNG - ĐOÀN NHẠN
VIỆT HÙNG - ĐOÀN NHẠN

TTO - Trung bình mỗi năm nhà trường hỗ trợ cho khoảng 150 học sinh diện đặc biệt. Ngoài khoản học phí không phải đóng, các em hầu hết đều được nhà trường hỗ trợ các khoản thu còn lại.

Thầy cô giáo bỏ tiền túi nâng bước trò nghèo - Ảnh 1.

Em Lê Kim Anh bị bệnh xương thủy tinh, nằm trong diện đặc biệt được giáo viên và nhà trường giúp đỡ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

"Thật sự ngỡ ngàng và không thể ngờ được một trường tiểu học ở ngay giữa trung tâm thành phố lại có nhiều học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn như thế" - cô Ông Thị Thái Hằng, hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã thốt lên khi nhắc lại ấn tượng ngày đầu về nhận công tác tại trường.

Đến từng nhà tìm trò nghèo

"Số học sinh thuộc diện hộ nghèo thì đã đành vì các em còn được nhận nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền và xã hội. Nhưng với những em học sinh nằm trong diện vừa thoát nghèo, hoặc cận nghèo lại là vấn đề khiến chúng tôi suy nghĩ" - cô Hằng trăn trở.

Theo cô Hằng, ranh giới giữa cái nghèo trên danh sách và nghèo nhưng không thuộc danh sách thật sự rất mong manh.

Trường Trần Văn Ơn mỗi năm có gần 10% học sinh nằm trong diện đó. Đa phần học sinh nằm giữa cái ranh giới mong manh mà cô Hằng nói đều là con em tứ xứ theo ba mẹ từ quê lên thành phố làm ăn.

Thường thì các em không được nhận nhiều sự hỗ trợ và hầu hết phải lăn lộn cùng gia đình kiếm sống. Khu vực phường Hải Châu II, quận Hải Châu tập trung nhiều người buôn bán nhỏ từ gánh hàng rong, xe ôm, đến làm thuê, bán dạo…

Ở các khu phố quanh chợ Hàng Heo, dọc Phạm Ngũ Lão, khu Nguyễn Hoàng, chợ Trời… càng tập trung nhiều hộ dân thu nhập thấp với cuộc sống bấp bênh.

Từ nỗi trăn trở đó, ngoài giờ đứng lớp, các cô thầy giáo đã chia nhau về tận gia đình mỗi em để khảo sát tình hình. Không ít lần về tận nơi tìm hiểu, các giáo viên quặn lòng trước hoàn cảnh của các em.

Cô Trần Thị Kiều Trân - GV của trường chia sẻ: "Có tìm hiểu trên lớp qua các em cũng khó lòng hình dung được cuộc sống khắc nghiệt của học sinh mình. Về tận nơi, chúng tôi mới hiểu hết được sự khó khăn, cùng cực của các em".

Cách đây không lâu, trường hợp em N. T. càng khiến các giáo viên ở trường có thêm động lực để tiếp tục tìm kiếm, dìu dắt các trò nghèo. Ban ngày lên lớp T. không bao giờ phát biểu và luôn trong tình trạng ngủ gật, nhưng mỗi lúc cô giáo gọi em đều trả lời rất thông minh và chính xác.

Cô giáo chủ nhiệm của em đã theo về nhà thăm mới hiểu được sự tình. Ba của T. bị tai nạn lao động, ban đêm em phải phụ mẹ nấu chè để bán và chuẩn bị cho gánh hàng sáng hôm sau.

Thầy cô giáo bỏ tiền túi nâng bước trò nghèo - Ảnh 2.

Hỗ trợ từ thiệnnhân đạo của các điểm trường xã Hòa Phú - Ảnh: Nhà trường cung cấp.

Cô Phạm Thị Hồng Gái bấy giờ là giáo viên chủ nhiệm của T. đã báo lên nhà trường hoàn cảnh của em, ngay lập tức các giáo viên cùng nhau hỗ trợ em cả về việc học hành lẫn kinh tế. Nhờ sự quan tâm của các thầy cô giáo, T đã học tốt và đạt giải cao trong cuộc thi Toán Tuổi thơ cấp quốc gia.

Bà L. mẹ em T. cho biết: "Nay T. đã học lớp 8, nhưng gia đình và cháu vẫn nhớ mãi ngày được các cô giúp. Nhờ các cô giúp đỡ, kèm cặp cháu mới tiến bộ được như bây giờ và tương lai không phải lủi thủi bên gánh chè của mẹ".

Mệnh lệnh từ trái tim

Cô Hằng nói rằng, không phải chỉ đến khi cô làm hiệu trưởng, mà chuyện thầy cô quyên góp giúp trò đến trường mới bắt đầu. Từ 7 năm về trước, khi thầy Đặng Nhứt lúc bấy giờ còn là hiệu trưởng đã khơi và truyền ngọn lửa đó cho mỗi cán bộ nhân viên.

Trung bình mỗi năm nhà trường hỗ trợ cho khoảng 150 học sinh diện đặc biệt. Ngoài khoản học phí không phải đóng, các em hầu hết đều được nhà trường hỗ trợ các khoản thu còn lại.

Mỗi năm các em được phát quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, trao học bổng… có em quá khó khăn, thầy cô còn đóng cả tiền ăn trưa cho trò. Ngoài ra gia đình các em sẽ được tặng các suất quà Tết hằng năm.

Cô Hằng cho biết, số tiền không cố định mỗi năm bao nhiêu, và bao nhiêu em được nhận. Nhưng trung bình nhà trường đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho các em học sinh diện đặc biệt mỗi năm. Không ai bảo ai, các giáo viên đều nhiệt tình góp sức.

Có cả những quản sinh lương chưa tới 2 triệu đồng mỗi tháng cũng đều đặn bỏ vào quỹ số tiền chắt chiu dành dụm. Cô Hằng cười hồn hậu: Việc làm này là mệnh lệnh từ trái tim của tất cả chúng tôi".

Từ năm 2007 đến nay, trườngTiểu học Trần Văn Ơn đã vận động, quyên góp hơn 1,2 tỉ đồng giúp đỡ học sinh vàcông tác từ thiện nhân đạo của 3 điểm trường ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵngvới nhiều hoạt động tặng áo ấm mùa đông, đồng phục, sách vở, cải thiện cơ sở vậtchất cho các em hằng năm.

TTO - Sáng 23-3, tại Đà Nẵng, báo Tuổi Trẻ và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ ra mắt chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng.

VIỆT HÙNG - ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Từ báo cáo của UBND phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM), nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Tiệm này hoạt động có sai giờ giấc quy định?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Đối với cấp mới, người dân Kon Tum (cũ) được cấp biển 82, người dân Quảng Ngãi (cũ) được cấp biển 76.

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Tạm giữ hình sự 2 người vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Công an tỉnh Phú Thọ đã tạm giữ hình sự hai người ở Hưng Yên và Hải Phòng trong vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng, tỉnh Phú Thọ.

Tạm giữ hình sự 2 người vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?

Nhiều độc giả cho rằng mức xử phạt 750.000 đồng đối với nhà hàng Thu Hương (Bãi Cháy, Quảng Ninh) khi bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn là quá nhẹ.

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar