30/03/2020 14:54 GMT+7

Thầy cô đặc biệt của lớp học đặc biệt

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Chiều chiều, trong hội trường đồn biên phòng lại vang lên tiếng đọc chữ méo xệch của những học trò đặc biệt lần theo tiếng đọc mẫu của hai giáo viên đặc biệt: một bộ đội biên phòng và một phó chủ tịch Hội phụ nữ xã.

Thầy cô đặc biệt của lớp học đặc biệt - Ảnh 1.

Thầy Chính và cô Ly cùng những đứa trẻ khuyết tật nơi miền biển Bình Minh - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hai giáo viên là thầy Lê Văn Chính - thượng úy, đội phó đội vận động quần chúng của Đồn biên phòng Bình Minh và cô Đặng Thị Mỹ Ly - phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Còn học trò là các trẻ em khuyết tật trong xã, ít có điều kiện đến trường.

Với học sinh, có lẽ cảm giác được đi học là vui lắm rồi, nhưng tôi có niềm tin các bạn sẽ đọc được, viết được. Đi học là để biết chữ và lớp học này sẽ duy trì đến khi các em biết đọc, biết viết.

Thầy Lê Văn Chính

Một năm ròng học bảng chữ cái

Vừa hướng dẫn trò đọc, chốc lát thầy Chính vừa dừng lại nhắc: "Đọc chữ b cho dứt khoát, chứ không kéo dài ra. Các em đọc lại nào". Có lẽ đây không phải lần đầu thầy nhắc điều đó, thầy Chính bảo có những điều rất nhỏ nhưng thầy nhắc cả chục lần, trò vẫn quên. Thỉnh thoảng, thầy dừng lại trước một cậu học trò khuyết tật, bóp cánh tay cho cậu bé.

Tròn một năm gắn bó với lớp học, nay thầy dường như hiểu hết đặc điểm, khó khăn của từng em. Vừa dạy chữ, thầy vừa giúp những em khó khăn vận động, biết các em đau ở đâu, có gì đặc biệt. Vì thế dù lớp học chỉ có hơn chục học sinh cũng khiến thầy cô vã mồ hôi mỗi giờ lên lớp.

Từ tháng 11-2018 đến nay, lớp học này điểm tô thêm cho Đồn biên phòng Bình Minh những âm thanh đặc biệt mỗi chiều. Tiếng ê a đọc chữ cái từ ngọng nghịu đầu tiên sau một năm đã bớt ngọng, bớt méo hơn. Nhưng với những người đứng lớp như thầy Chính, cô Ly thì một năm qua thực không mấy dễ dàng.

Cô Ly tâm sự, lớp dành mấy tuần đầu chỉ để các em làm quen với thầy cô, các bạn làm quen với nhau. Với trẻ khuyết tật, phải loại bỏ nỗi sợ và sự e dè của các em trước đã mới tính chuyện dạy chữ được. 

Sau hơn 2 tháng thầy trò cật lực mà nhiều em vẫn không thuộc được chữ cái nào. Cứ đọc hôm nay ngày mai lại quên. Thầy Chính nghĩ ra cách mua bảng chữ cái gửi về cho phụ huynh kèm đọc cho các em vào buổi tối, từ đó kết quả khác hẳn.

Giấc mơ có thật

Các em trong lớp học đặc biệt này từ thiểu năng trí tuệ, bệnh Down đến khuyết tật vận động... trước khi đến lớp chưa từng biết mặt chữ vuông tròn. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ quanh quẩn ở nhà, có em theo ba mẹ phụ lao động chân tay. Có người học đã 30 tuổi, độ tuổi càng lớn thì tay càng cứng, việc tập viết càng khó.

Ngoài dạy chữ, cô thầy còn kêu gọi giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Như trường hợp em Trần Nguyễn Văn Thành (16 tuổi), trú thôn Tân An, xã Bình Minh, nhiều năm nay hai mẹ con bồng bế nhau ra cảng cá Tân An xin cá sống qua ngày. 

Mẹ Thành bị bệnh động kinh, lúc mê lúc tỉnh. Em cũng không may gánh chịu căn bệnh quái ác này, trí tuệ cũng chậm phát triển.

Bà Trần Thị Bé, mẹ của Thành, cho biết: "Thầy cô cho Thành đi học và vận động giúp thêm cho hai mẹ con tôi trang trải cuộc sống. 

Ngoài 700.000 đồng tiền hỗ trợ từ địa phương cho người khuyết tật, thầy Chính và các cô ở lớp học đã giúp kết nối với các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm cho hai mẹ con tôi". Thế là một năm nay Thành không phải về nhà mót cá kiếm sống từng bữa, mà tự tin trong màu áo trắng cắp sách đến trường.

Ở xã Bình Minh, người dân chủ yếu làm nghề biển, nhiều hộ gia đình không đi biển cũng bám biển để mưu sinh nhờ con cá, con tôm. Trẻ khuyết tật chưa có điều kiện để được chăm sóc đặc biệt, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho các em. Theo nhiều học sinh, việc đến lớp không chỉ để biết chữ - một ước mơ tưởng như quá xa vời - mà còn là cơ hội để các em hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Huỳnh Ngọc Huy Hoàng (11 tuổi) bị liệt đôi chân, hằng ngày đến lớp bằng đôi chân của thầy cô và ba mẹ. 

Hoàng chia sẻ: "Em thích đi học cực kỳ, ngày thường không đi học em chỉ ở nhà ngồi im trên xe lăn nhìn ra ngoài buồn lắm. Em chưa từng mơ có ngày mình được đi học, được đến lớp, vừa gặp bạn bè vừa được mặc quần tây, áo sơmi trắng như các bạn khác. Vậy mà giờ điều đó đã thành sự thật".

Thiếu tá Lê Văn Nam, chính trị viên Đồn biên phòng xã Bình Minh, cho biết lớp học đặc biệt này do đồn phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xã tổ chức.

12-11- cheo neo gieo chu noi mien bien-anh 1 2(read-only)

Thầy Chính mồ hôi ướt đẫm khi liên tục loay hoay kèm trò viết chữ cái - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Mục tiêu mở lớp là để học sinh khuyết tật biết đọc, biết viết, dạy những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. “Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật càng khó hơn, nhưng chính tình yêu thương, tận tâm nên những cô giáo, thầy giáo không chuyên như cô Ly, thầy Chính... đã góp tia hi vọng lớn thắp lên tương lai của những đứa trẻ kém may mắn” - ông Nam nói.

Thầy giáo của những học trò 'học trước quên sau'

TTO - Hơn một năm qua, ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang mọi người hay nhắc về một lớp học đặc biệt với những học sinh đang cần điều trị bệnh, và người thầy tận tụy.

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar