31/10/2015 09:44 GMT+7

Thay cha mẹ nuôi em

MINH PHƯỢNG (minhphuong@tuoitre.com.vn)
MINH PHƯỢNG ([email protected])

TT - Khi bạn bè ngày ngày được cha mẹ lo lắng, chăm chút từng tí một thì ở tuổi 14, lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, cậu bé Hải đã bươn bả đi phụ hồ, đổ bánh xèo, bánh căn kiếm tiền nuôi ba đứa em nheo nhóc...

Bốn anh em Võ Văn Hải (14 tuổi), Võ Văn Cường (10 tuổi), Võ Văn Hùng (6 tuổi), Võ Thị Ánh Kiều (4 tuổi) nương tựa vào nhau giữa cảnh đời côi cút - Ảnh: Minh Phượng

Hải học lại lớp 6, học lực ở mức ổn, trong lớp cũng hăng hái phát biểu. Từ đầu năm học đến giờ em chưa nghỉ buổi nào

Cô XUÂN TRANG (giáo viên chủ nhiệm của em Võ Văn Hải)

Hôm Trung thu, trên bàn thờ cha Hải có mấy cái bánh. Mua gì hay ai cho món gì Hải đều đặt lên bàn thờ “mời ba”. Nhìn di ảnh cha, Hải thì thầm: “Con nhớ ba lắm”.

Chỗ dựa cho các em

Sắp đến ngày giỗ thứ hai của cha, cũng ngần ấy thời gian anh em cậu bé Võ Văn Hải (ngụ khu phố 3, P.Phạm Văn Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) côi cút giữa đời. Gần hai năm nay Hải vừa làm anh Hai, vừa làm cha, làm mẹ lo cho ba đứa em: đứa 10 tuổi, đứa 6 tuổi và đứa út 4 tuổi.

“Ba thằng Hải làm thợ hồ. Tối đó đi làm về kêu mệt, sáng hôm sau là mất. Ba nó bị đột quỵ” - bà nội Hải khẽ chậm nước mắt nhớ lại. Cha mất. Mái ấm nhỏ của anh em Hải cũng không còn. Chỉ vài tháng sau, túng quẫn quá, nghèo khổ quá, người mẹ bỏ lại đàn con mà đi. Nhớ cha, giận mẹ, đứa bé 14 tuổi ấy khi nhắc đến mẹ chỉ đáp gọn lỏn: “Con không đi tìm. Không muốn tìm”.

Từ lúc mẹ rời đi, căn nhà ọp ẹp, rỗng toác như càng rộng ra, gió lùa làm xiêu vẹo. Căn nhà cũng lạnh lẽo hẳn vì thiếu hơi ấm, thiếu tình thương của mẹ cha. Anh em Hải côi cút bao bọc lấy nhau. Hải như chú chim đầu đàn tự buộc mình già dặn, cứng cỏi hơn để có sức che chở cho các em. Ông bà nội nhà ở kế bên, tuổi cao sức yếu nên dù thương cháu cũng không thể cưu mang được. Vậy là Hải bươn bả vào đời.

Đang học lớp 6, Hải nghỉ học đi phụ hồ. Dưới cái nắng cháy da của mảnh đất Ninh Thuận, Hải đã gầy gò nay càng gầy hơn, làn da trở nên đen nhẻm. Công việc quá sức, Hải tìm cách kiếm tiền khác: buổi sáng Hải dọn mấy cái bàn, vài cái ghế ngay góc sân rồi đổ bánh xèo bán. Một chiếc bánh xèo, một cặp bánh căn đồng giá 1.000 đồng. Những chiếc bánh giòn rụm dù không có đủ tôm, thịt, trứng ấy... trông vào bà con chòm xóm ghé ủng hộ.

Hải kể: “Ngày con bán hết 2,5kg gạo, bán đến gần 9g. Mỗi ngày được 50.000-60.000 đồng”. Đó là những hôm may mắn vì như dì Năm - hàng xóm của Hải - “tiết lộ”: “Hôm nào ế, nó (Hải) cho em ăn bánh thay cơm cả ngày. Bán ế, nó lấy bánh cúng ba, vái ba cho nó bán mau hết”. Nghe thế, Hải chỉ cười ngượng nghịu.

Hôm chúng tôi đến, Hải bán đắt khách, lại được khách “bo” cả tiền dư. Bán xong, dọn dẹp bàn ghế, Hải vội vã đạp xe ra chợ mua rau, giá... cho ngày hôm sau. Lúc về, trong giỏ xe có thêm mấy trái táo, trái cam. Hải lụi cụi nấu cơm trưa, đợi hai đứa em đi học về rồi lấy ra chia. Bốn đứa trẻ ngồi trên tấm phản cũ mục, chân tay đen đúa, tóc khét lẹt mùi nắng, hớn hở, nhồm nhoàm những miếng táo trên tay ngon lành. Vừa ăn chúng vừa chí chóe cãi nhau nhưng chỉ cần nghe anh Hai “nạt”, ba đứa răm rắp nghe theo.

Hải ít cười, lầm lì nhưng lúc này ngồi cạnh ba đứa em thì nét tinh nghịch vẫn còn đó. Hải chọc ghẹo cho cô em út 4 tuổi khóc ré lên, cười khúc khích rồi mới dỗ dành.

Cố gắng lo cho em

Bỏ dở hai năm học đi làm kiếm tiền lo cho em, nhớ trường nhớ lớp, Hải lặng thinh. Bà nội Hải thương cháu nhưng cũng chịu vì: “Hải đi làm thì mới có tiền lo cho bốn anh em”.

Là cô giáo chủ nhiệm trước đây của Hải, cô Xuân Trang cho biết: “Thấy em ấy đi làm phụ hồ, tôi thấy tội nghiệp quá. Tôi tìm gặp một cô giáo trong nhóm thiện nguyện trình bày hoàn cảnh của Hải, mong em được hỗ trợ phần nào chi phí sinh hoạt để yên tâm trở lại trường”. Khi được các cô hỏi thì Hải trả lời ngay: “Em muốn đi học trở lại”. Vậy là năm học này Hải được trở lại học lớp 6. Hải cho biết cô Xuân Trang đã đóng giúp em tiền học. Hải cũng nghỉ phụ hồ dù theo lời cô Xuân Trang: “Đến buổi học đầu tiên Hải mới nghỉ hẳn phụ hồ để đến lớp”.

Chiều đi học, sáng Hải dậy từ lúc 4g để nhóm lò đổ bánh căn, bánh xèo. Bán xong, cậu học trò lại đạp xe đi chợ mua nguyên liệu cho ngày mai, mua thức ăn về nấu cơm cho các em. Ăn xong, Hải đạp xe đến trường, tối về lại tranh thủ học bài.

Hỏi ước mơ sau này làm gì, Hải cười lộ núm đồng tiền trên má: “Con chưa biết, nhưng giờ cứ ráng học đã”. Cậu bé không dám chắc mình có đủ sức theo học lên nữa hay không, nhưng trước mắt người anh trai lớn ấy nói sẽ cố gắng vừa học vừa kiếm tiền nuôi các em. Hải đang cố gắng để dù không có cha mẹ bên cạnh, anh em Hải vẫn là những đứa trẻ ngoan.

MINH PHƯỢNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar