17/12/2015 19:13 GMT+7

“Thắp” chữ ở Bình Liêu

ĐỨC HIẾU
ĐỨC HIẾU

TT - Những lớp học xóa mù chữ tại các thôn bản huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) lại mọc lên trong đêm tối để thắp cho người dân chút ánh sáng của tri thức.

Bà Lý Thị Viên, 53 tuổi (trái) và bà Lý Thị Hải, 44 tuổi, là hai người cao tuổi nhất trong lớp học xóa mù chữ tại thôn Phiêng Chiểng - Ảnh: Huy Ba

Huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) có đến 96% đồng bào dân tộc thiểu số, hàng ngàn người trong số đó không biết chữ, thậm chí không biết tiếng Kinh. Những lớp học xóa mù chữ tại các thôn bản vì thế lại mọc lên trong đêm tối để thắp cho người dân chút ánh sáng của tri thức…

Mùa đông, hoàng hôn xuống vội vã trên những thửa ruộng bậc thang tại thôn Phiêng Chiểng (xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu). Hơn 20g, sương đã giăng giăng mờ, phủ kín con đường nhựa mới làm. Lớp học xóa mù chữ tại Phiêng Chiểng là một trong những lớp học gần nhất và dễ đi nhất trong số hơn chục lớp trên địa bàn huyện, tuy vậy nó cũng nằm cách trung tâm thị trấn Bình Liêu đến 10 cây số.

Vượt qua chặng đường cô quạnh và se sắt gió, chúng tôi có mặt tại lớp học này khi các học viên đã bắt đầu vào buổi học. Trong buổi học kéo dài hai giờ, bà con dân bản sẽ được tập phát âm, ghép chữ, đánh vần. Lớp có hơn 20 người dân tộc Dao, người trẻ nhất đã 20, người cao tuổi nhất đã ngoài 50 tuổi.

Trên bục giảng, cô giáo trẻ Nông Thị Tần nắn nót viết từng con chữ rồi hướng dẫn mọi người tập đọc, tập viết. Cô phát âm hướng dẫn, trò ê a đọc theo, giọng đọc ngượng nghịu và rụt rè. Đôi lúc gặp từ khó, cô Tần hỏi, cả lớp không ai dám đọc làm mẫu trước lớp.

Trong lớp học buổi tối hôm đó, có đến bốn cặp vợ chồng cùng đi học. Tạm gác lại chuyện vụ gặt đang dang dở, tối tối họ cắp sách vở đến lớp học cái chữ. Trong ngăn bàn của các học viên, ngoài sách tiếng Việt, quyển tập viết, bút chì... thì có một thứ không thể thiếu, chính là đèn pin.

Những lớp học xóa mù chữ tại Bình Liêu được mở từ cuối năm 2014. Một năm với hai chuyến “đưa đò”, dù ngắn ngủi nhưng là kỷ niệm khó quên đối với thầy giáo trẻ Hoàng Văn Đồng.

“Dạy học cho bà con, phần nhiều người lớn tuổi nên việc tiếp thu bài cũng rất kém, mình phải rất kiên nhẫn. Dạy người lớn đã khó, phần lớn trong đó là người dân tộc khác thì càng khó khăn gấp bội vì bất đồng ngôn ngữ. Trong lớp có người tiếp thu nhanh, đọc thông viết thạo nhưng cũng có người tiếp thu kém, đánh vần hay tập viết cũng rất chậm.

Thêm vào đó, do ít giao tiếp nên họ thường rụt rè, ngại nói trước đông người, có khi gọi đến lượt đọc bài cũng không dám đọc vì... ngại” - anh Đồng chia sẻ.

Nơi nhiều người mù chữ nhất Quảng Ninh

Bình Liêu là huyện có tỉ lệ người mù chữ cao nhất tỉnh Quảng Ninh với hơn 2.300 người, chiếm tỉ lệ 11,6% dân số. Từ tháng 12-2014 đến nay, huyện đã mở liên tục 39 lớp xóa mù trên địa bàn bảy xã. Dự kiến sau khi kết thúc đợt học thứ ba vào đầu năm 2016, tỉ lệ người mù chữ ở Bình Liêu sẽ hạ xuống còn 6%.

ĐỨC HIẾU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Những khoảnh khắc đẹp mùa thi

Áo xanh tình nguyện đội nắng dầm mưa hỗ trợ thí sinh, phụ huynh; anh chị cảnh sát giao thông tặng nước uống, đồ ăn cho sĩ tử... những hình ảnh bình dị nhưng rất đẹp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Những khoảnh khắc đẹp mùa thi

Gia Lâm đi thi tốt nghiệp, không bàn tay nhưng không muốn phiền thầy cô viết bài thay

Dù khó khăn trong việc cầm bút viết bài thi, Gia Lâm vẫn xin được 'tự lực cánh sinh' để hoàn thành bài thi tốt nghiệp THPT.

Gia Lâm đi thi tốt nghiệp, không bàn tay nhưng không muốn phiền thầy cô viết bài thay

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 2: Kỳ thi thống nhất đầu tiên

Sáu năm sau ngày thống nhất đất nước, kỳ thi tốt nghiệp THPT mới quy về một mối và toàn quốc thi chung ngày, chung đề.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 2: Kỳ thi thống nhất đầu tiên

Phụ huynh dang nắng, dầm mưa chờ con thi tốt nghiệp

Mặc nắng, mặc mưa, những ông bố, bà mẹ đưa đón, chờ con ngoài phòng thi tốt nghiệp THPT. Những cô cậu thí sinh đã 17, 18 tuổi nhưng với cha mẹ vẫn là những đứa con bé bỏng.

Phụ huynh dang nắng, dầm mưa chờ con thi tốt nghiệp

Phóng viên Tuổi Trẻ điều tra: Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui

Bên ngoài là bảng hiệu lộng lẫy ghi "Viện thẩm mỹ Busan" nhưng bên trong là một thế giới khác của dịch vụ tân trang "vùng kín".

Phóng viên Tuổi Trẻ điều tra: Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar