08/04/2022 15:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có quyền và nghĩa vụ gì?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Việc Nga bị đình chỉ tư cách thành viên tại Hội đồng Nhân quyền đánh dấu lần đầu tiên 1 trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an bị đình chỉ tư cách thành viên trong một cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

Thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có quyền và nghĩa vụ gì? - Ảnh 1.

Kết quả bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nga với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng - Ảnh: REUTERS

Tại phiên họp đặc biệt ngày 7-4, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Nghị quyết này được thông qua sau khi phương Tây cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ hàng trăm dân thường bị giết hại ở thị trấn Bucha, Ukraine. Tuy nhiên, Matxcơva bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định vụ Bucha bị dàn dựng.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gồm 47 quốc gia thành viên được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu vào với tư cách đại diện nhóm quốc gia theo phân vùng địa lý. Mỗi nhiệm kỳ của thành viên kéo dài 3 năm.

Theo báo New York Times, các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm xác định các vi phạm quyền con người trên toàn cầu và đưa ra các khuyến cáo liên quan. Nga đang ở năm thứ hai trong nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp QuốcHội đồng Nhân quyền cũng cho phép các cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền trên thế giới.

Trong thời gian bị đình chỉ tư cách thành viên, Nga không thể đề xuất và biểu quyết các nghị quyết hay tham gia thảo luận về các vấn đề tại cơ quan này, ngoại trừ vấn đề liên quan trực tiếp tới Nga, theo báo New York Times. 

Việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga sẽ có hiệu lực cho tới khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định dỡ bỏ hoặc cho đến cuối năm 2023, khi nhiệm kỳ thành viên của Nga kết thúc.

Phản ứng trước vụ việc này, Nga tuyên bố kết thúc sớm nhiệm kỳ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023. 

Ông Rolando Gomez, người phát ngôn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho rằng Nga quyết định rời khỏi Hội đồng Nhân quyền là vì nước này muốn tránh bị tước tư cách quan sát viên tại cơ quan này. 

Dù các quyết định của Hội đồng Nhân quyền không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng chúng gửi đi những thông điệp chính trị quan trọng. 

Bà Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, gọi việc thông qua nghị quyết là một "khoảnh khắc lịch sử" và "gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng sự đau khổ của các nạn nhân và người sống sót sẽ không bị lãng quên". 

Dù nghị quyết nhận đến 93 phiếu thuận, nhưng cũng có đến 24 phiếu chống. Giải thích cho quyết định không ủng hộ nghị quyết, một số quốc gia lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nga vi phạm tội ác chiến tranh vì quá trình điều tra vẫn đang diễn ra. Họ cho rằng việc thông qua nghị quyết sẽ làm giảm uy tín của Hội đồng Nhân quyền và Liên Hiệp Quốc.

Trong một tuyên bố, Điện Kremlin cảnh báo Nga sẽ coi việc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết hoặc thậm chí bỏ phiếu trắng là những hành động "không thân thiện", gây ra hậu quả cho mối quan hệ giữa Matxcơva và các quốc gia đó. Tuy nhiên, Nga vẫn cam kết sẽ tiếp tục đóng góp vào việc bảo vệ nhân quyền. 

Đây không phải lần đầu tiên một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bị đình chỉ tư cách. Trường hợp gần nhất trước Nga là Libya vào tháng 3-2011, do bị cáo buộc đàn áp người biểu tình dưới thời Tổng thống Gaddafi. 

Tuy nhiên, trường hợp của Nga đánh dấu lần đầu tiên 1 trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị đình chỉ tư cách thành viên trong một cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga là nghị quyết thứ 3 liên quan xung đột Nga - Ukraine được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24-2.

Trước đó, vào ngày 24-3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết thứ hai, với nội dung kêu gọi Nga chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Nghị quyết đầu tiên liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine đã được thông qua vào ngày 2-3, với nội dung kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Việt Nam nói gì tại phiên họp loại Nga khỏi hội đồng nhân quyền?

TTO - Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh quan điểm Việt Nam là quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động và mọi quyết định của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cần dựa trên thông tin được kiểm chứng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar