26/02/2021 20:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thành tựu y khoa Việt Nam: 'Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh...'

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - 16 giải thưởng thành tựu y khoa được vinh danh là 16 câu chuyện về sự cống hiến, về những hi sinh lặng thầm vì sức khỏe cộng đồng của đội ngũ thầy thuốc trên khắp mọi miền đất nước.

Thành tựu y khoa Việt Nam: Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh... - Ảnh 1.

16 giải thưởng thành tựu y khoa được vinh danh là 16 câu chuyện về sự cống hiến, về những hi sinh lặng thầm vì sức khỏe cộng đồng - Ảnh: H.L.

Ngày 26-2, giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam 2020" do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM phối hợp tổ chức chính thức vinh danh 16 thành tựu được đánh giá mang lại giá trị tích cực vì sức khỏe cộng đồng.

Lần đầu tiên giải thưởng này được tổ chức tại Việt Nam nhằm vinh danh những thiên thần "blouse trắng" nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2.

"Những đồng đội của tôi"

Thành tựu y khoa Việt Nam: Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh... - Ảnh 2.

Các y bác sĩ Bệnh viện dã chiến Cũ Chi chụp hình với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ngày 29 tết vừa qua - Ảnh: T.T

Trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, TP.HCM là địa phương tạo ra được hình mẫu về bệnh viện dã chiến đầu tiên trong cả nước với Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng - giám đốc bệnh viện - chia sẻ dù gọi là dã chiến nhưng rất chuyên nghiệp từ trang thiết bị y tế đến con người.

Ký ức chống dịch của bác sĩ Dũng in đậm không chỉ là công tác chuyên môn, đó còn là những đêm vận chuyển máy thở; lắp ráp giường bệnh; sơn sửa phòng ốc; gắn tivi cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 giải trí. "Ở đó mọi người làm việc rất khẩn trương, không kể ngày đêm hay thứ bảy, chủ nhật", bác sĩ Dũng nói.

Còn điều dưỡng Lê Thị Thu Hương - người gắn bó với bệnh viện dã chiến những ngày đầu - bảo rằng "cảm thấy ấm áp" với những ngày làm việc nơi đây bởi tình người và sự sẻ chia, thấu cảm.

Ở đó chị có thêm những "đồng đội" từ các bệnh viện của thành phố "chi viện", cũng như các bạn trẻ từ Bộ Tư lệnh thành phố. Ở đó không ít lần chị ngậm ngùi xúc động khi thấy "đồng đội" nhớ gia đình, nhớ con thơ qua các cuộc điện thoại từ khu cách ly…

Thành tựu y khoa Việt Nam: Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh... - Ảnh 3.

Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng (phải), giám đốc Bệnh viện dã chiến Củ Chi: "Ở đó mọi người làm việc rất khẩn trương, không kể ngày đêm hay thứ bảy, chủ nhật" - Ảnh: T.T

Chị bảo rằng có thể lúc đầu chưa hiểu gì về bệnh truyền nhiễm nhưng với vai trò, trách nhiệm của mình, các "đồng đội" của chị không quản ngày đêm thực hiện nhiệm vụ dù phải tiếp cận rủi ro rất cao.

"Ngay cả các ngày ra trực, các đồng đội của tôi vẫn sẵn sàng chia sẻ công việc, sẵn sàng động viên người bệnh trước những áp lực tinh thần, đó là điều làm tôi cảm thấy hạnh phúc và trân quý", chị Hương tâm sự.

"Hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn"

Thành tựu y khoa Việt Nam: Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh... - Ảnh 4.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - giám đốc HCDC - là 1 trong 16 cá nhân, đơn vị nhận giải Thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020 - Ảnh: H.L.

Vốn là đơn vị "nòng cốt", có từ lâu đời trong hệ thống y tế nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020, người dân mới "biết nhiều, quen dần" mỗi khi nhắc đến một đơn vị mang tên CDC - "Trung tâm kiểm soát bệnh tật".

Tất bật cùng đồng nghiệp lao vào "cuộc chiến" chống COVID-19 từ những ngày đầu, hôm nay có lẽ là dịp hiếm hoi bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, "thủ lĩnh" Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thảnh thơi, diện bộ áo vest lên sân khấu với vai trò "người kể chuyện".

Ba đợt dịch với nhiều ổ dịch phức tạp, điều bác sĩ Dũng tâm đắc nhất đó là việc đơn vị áp dụng "chiến thuật" truy vết, xử lý, điều tra chặn đứng các chuỗi lây nhiễm.

Để làm được điều này, bác sĩ Dũng nói từ những ngày đầu bùng phát dịch, đơn vị xây dựng 6 đội truy vết, lúc cao điểm có thể lên đến 10 đội, mỗi đội 5-6 người hoạt động theo chiến thuật đánh "du kích" trên diện rộng, chứ không gói gọn xử lý ca bệnh theo địa bàn.

"Khi có một ca chỉ điểm, các đội phải chạy theo xuyên suốt từ quận này đến quận khác. Đây là phương hướng rất mới, góp phần giúp TP.HCM truy vết thành công, kiểm soát được từ rất sớm các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng", bác sĩ Dũng chia sẻ.

Thành tựu y khoa Việt Nam: Mỗi giải thưởng là một câu chuyện hi sinh... - Ảnh 5.

Lực lượng của HCDC xuyên đêm truy vết - Ảnh: HCDC

Với các nhân viên y tế của HCDC, mỗi ca nhiễm được công bố là mỗi lần họ không khỏi âu lo: Làm sao phải truy vết thật nhanh, thật đầy đủ tất cả các trường hợp F1 (tiếp xúc gần) để khoanh vùng khống chế được ổ dịch?

Đó vừa áp lực nhưng cũng là mục tiêu buộc họ phải hành động thần tốc. "Anh em gọi vui đó là chiến thuật hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn", bác sĩ Dũng dí dỏm nói.

Điều khó khăn của các nhân viên HCDC là khi điều tra một ca F0, bởi có khi người đó không thể nhớ hết lịch sử di chuyển của mình hoặc có các lý do tế nhị khác nhau mà khai "nhỏ giọt".

Và để khai thác được thông tin, bác sĩ Dũng bảo rằng đôi khi nhân viên y tế hơi giống… công an một chút, phải có bản lĩnh, kỹ năng điều tra mới có thể giúp người bệnh "hồi tưởng" được những gì mình đã đi qua.

Những câu chuyện thấm đẫm nhân văn

Gây xúc động trong số 16 thành tựu y khoa đó là câu chuyện về những y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi - hình mẫu về bệnh viện dã chiến đầu tiên trong cả nước; những y bác sĩ truy vết nguồn lây ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.

Ngoài ra còn có những câu chuyện nhân văn như ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi của Bệnh viện Nhi đồng TP; báo động đỏ trong cấp cứu sản khoa của Bệnh viện Hùng Vương; tái tạo khuôn mặt cho chàng trai 15 năm mang thân phận mặt quỷ…

Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đánh giá cao ý nghĩa của giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam". "Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp thì những cống hiến về chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ càng trở nên có giá trị và cần được tôn vinh", ông Đức đánh giá.

Tách song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi lọt vào đề cử ‘Thành tựu y khoa Việt Nam 2020’

TTO - Từ hơn 60 đề cử từ các cơ sở y tế trên cả nước, hội đồng chuyên môn đã thống nhất chọn 22 đề cử để công chúng tiếp tục bình chọn 15 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bà L.T.K. được xác định có hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

2 bé trai chết đuối thương tâm ở hồ Ea Kar

2 anh em họ tắm hồ Ea Kar (xã Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) vào chiều 7-7 và bị chết đuối. Lực lượng chức năng và người dân tìm thấy thi thể 2 bé dưới lòng hồ, cách vị trí tắm khoảng 100m.

2 bé trai chết đuối thương tâm ở hồ Ea Kar

Thu hồi một phần Hòn Ngọc Á Châu, Đà Nẵng đầu tư 47 tỉ đồng làm công viên công cộng

Tiến độ thu hồi một phần dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu “đắp chiếu” đã lâu ở ven biển Đà Nẵng để làm công viên công cộng tới nay như thế nào đang được nhiều người quan tâm.

Thu hồi một phần Hòn Ngọc Á Châu, Đà Nẵng đầu tư 47 tỉ đồng làm công viên công cộng

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar