07/06/2020 15:42 GMT+7

Thành phố Bắc Kinh gây tranh cãi khi định phạt người 'chê bai' thuốc đông y

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Dự thảo một quy định do chính quyền thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ban hành có điều khoản phạt người nào "phỉ báng" y học cổ truyền Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của công chúng, đặc biệt là cộng đồng mạng.

Thành phố Bắc Kinh gây tranh cãi khi định phạt người chê bai thuốc đông y - Ảnh 1.

Đông y được xem là niềm tự hào dân tộc và là một phần của di sản văn hóa Trung Quốc - Ảnh: China Daily

Theo báo South China Morning Post (SCMP), dự thảo trên được đưa ra để tham khảo ý kiến ​​người dân trong tháng 5 vừa qua nhằm mục đích mở rộng việc sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, từ điều trị ung thư đến phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, điều khoản đề xuất cấm "chê bai hoặc phỉ báng y học cổ truyền Trung Quốc", nếu vi phạm có thể bị phạt hình sự đã khiến dư luận xôn xao. Một số người dùng Internet gọi đây là sự xâm nhập sâu hơn vào quyền tự do ngôn luận của người dân.

Người dùng mạng xã hội Weibo, mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, bình luận: "Cho hỏi liệu có cái gọi là phỉ báng y học hiện đại, vật lý, hóa học và thiên văn học không?".

Một người dùng khác thì mỉa mai quy định này: "Nói lên sự thật sẽ là điều xa xỉ trong tương lai".

Theo SCMP, các cuộc tranh luận về việc phổ biến đông y diễn ra bất chấp thực tế là có một lượng lớn người dùng, nhiều độ tuổi, tin tưởng phương thức điều trị này.

Mặc dù bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của y học cổ truyền Trung Quốc còn ít, đông y được xem là niềm tự hào dân tộc và là một phần của di sản văn hóa Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã đẩy mạnh việc quảng bá đông y, đáng chú ý là sự ủng hộ của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc đã thông qua một đạo luật quốc gia năm 2016 yêu cầu chính quyền địa phương khuyến khích đông y. Các tỉnh, thành tự đưa ra những quy định, hướng dẫn riêng về cách thực hiện.

Dự thảo quy định của thủ đô Bắc Kinh yêu cầu tất cả các bệnh viện công phải cung cấp dịch vụ đông y và quảng bá nhiều hơn về đông y trong cộng đồng và trường học.

Văn bản viết: Đông y và Tây y cần được sử dụng cùng nhau để đối phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Những dự án đưa ra thang thuốc mới sẽ được ưu tiên nhận tài trợ nghiên cứu của chính phủ.

Vừa qua, Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy sử dụng rộng rãi hơn các loại thuốc đông y trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhà chức trách cho biết đông y đã được sử dụng trên hơn 74.000 bệnh nhân mắc COVID-19 ở nước này và có tỉ lệ hiệu quả là hơn 90%.

Trong khi đó, các nhà khoa học quốc tế còn nghi ngờ về độ tin cậy của các thử nghiệm như vậy. Một số chuyên gia y tế không tin vào hiệu quả của nó. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, các bác sĩ được hướng dẫn kê đông y cho hầu hết bệnh nhân. Bắc Kinh còn gửi bác sĩ đông y và thuốc đông y cho các quốc gia như Ý, Pháp và Iran trong đại dịch COVID-19.

Sớm hướng dẫn cấp phép hành nghề đông y

TT - Đó là ý kiến của bà Phạm Khánh Phong Lan, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tại Đại hội đông y TP.HCM nhiệm kỳ VII (2015-2020) vào sáng 26-9 ở Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu

Sở Y tế TP.HCM phát hiện một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế đã hạ thấp mức độ rủi ro của thiết bị để được công bố dễ dàng hơn hoặc dễ tham dự và trúng thầu.

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

BHXH khu vực 27 tiếp tục hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ trên địa bàn.

BHXH TP.HCM mới tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho nhiều nhóm đối tượng

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore, hiện tỉnh tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh lây lan.

Đắk Lắk phát hiện hai ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar