08/09/2020 17:44 GMT+7

Thành lập khu dự trữ thiên nhiên với nhiều loài quý chỉ sau Phong Nha - Kẻ Bàng

LAM GIANG
LAM GIANG

TTO - Khu dự trữ này có hệ sinh thái phong phú, có nhiều động vật và thực vật quý chỉ sau Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, chính thức hoạt động từ ngày 21-9-2020.

Thành lập khu dự trữ thiên nhiên với nhiều loài quý chỉ sau Phong Nha - Kẻ Bàng - Ảnh 1.

Sinh cảnh rừng trong Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong - Ảnh: L.GIANG

Nằm trên địa bàn huyện Lệ Thủy, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước bạn Lào, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong giúp tỉnh Quảng Bình bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn thiên nhiên và phát huy giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, các giá trị văn hóa, lịch sử (với nhiều di tích trong chiến tranh của Bộ đội 559 Trường Sơn); tổ chức hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, giáo dục nhận thức môi trường, phát triển du lịch sinh thái...

Đây cũng là môi trường rừng đang được Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt (Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thuê để thực hiện dự án bảo tồn đa dạng sinh học do Tổ chức BirdLife (có trụ sở ở Cambridge, Anh) tài trợ, trong đó có hạng mục bảo tồn và phát triển sinh vật quý hiếm như gà lôi lam mào trắng của Việt Nam, sao la của Việt Nam và Lào.

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong có tổng diện tích hơn 20.000ha, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm bị đe dọa như trĩ sao, khướu đầu xám, khướu mỏ dài, chích chạch má xám, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, ếch cây Trường Sơn... 

Theo số liệu điều tra, thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng, hiện Động Châu - Khe Nước Trong có 987 loài, 539 chi thuộc 141 họ trong năm ngành thực vật bậc cao. Trong đó có 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách đỏ thế giới (IUCN 2009); 241 loài động vật có xương sống thuộc 77 họ và 21 bộ trong khu vực nghiên cứu; 76 loài thú, 161 loài chim, 61 loài bò sát và ếch nhái...

Ngắm khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau từ trên cao

TTO - Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường...

LAM GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar