04/03/2017 12:37 GMT+7

'Thằng kia, tại sao mày đánh cháu tao?'

H.N.
H.N.

TTO - Câu chuyện hai nữ phụ huynh lao vào đánh nhau trong sân trường vì bênh con ở Trường Thực hành sư phạm (THSP) Sóc Trăng làm tôi nhớ lại câu chuyện tôi đã chứng kiến tại một trường mầm non chuẩn quốc gia, có tiếng ở TP.HCM.

Buổi chiều, giờ cao điểm đón bé, một người đàn ông khoảng 65 tuổi lao vào một lớp lá, hỏi 'Thằng X. là thằng nào?'. Cô giáo và mấy đứa trẻ ngơ ngác gọi một cậu bé ra, người đàn ông nhảy đến và hét: 'Tại sao mày đánh cháu tao?'

Cô giáo chủ nhiệm vội giải thích: 'Ông ơi, chuyện này con đã xử rồi, do cháu ông đánh bạn trước, bạn phản ứng đánh lại, lúc đó con cũng đứng ngay đó. Con đã phạt cả hai'.

Người đàn ông nghe cô giáo nói vậy càng nổi điên, lao vào giơ tay định bạt tai đứa trẻ. Cô giáo và các bạn khác liền chặn lại để bé X. chạy đi trốn.

Người đàn ông ngồi xuống ghế của học sinh trong lớp, ôm cháu mình và ầm ĩ: 'Thằng chó kia, mày lại đây, tao cho mày chết, mày con nhà ai, chút nữa bố mày đến đón mày tao đánh bố mày cho mà biết', mặc cô giáo luôn miệng 'ông ơi con không đồng ý với cách hành xử của ông, chuyện này con đã giải quyết xong rồi, ông cho bé về đi'.

Con trai tôi là học sinh lớp đó, khi người đàn ông định đánh bé X., bé cùng các bạn đã cản ông lại để X. đi trốn. Bữa cơm tối hôm ấy, và suốt cả một tuần sau đó, bé kể cho tất cả những người bé quen về chuyện có một người lớn lao vào lớp đòi đánh một đứa trẻ.

Cũng may, phụ huynh của bé X. không có mặt lúc con của họ bị đòi đánh, nếu không, có lẽ một vụ việc tương tự như chuyện ở Sóc Trăng đã xảy ra.

Mới đây, khi đi đón con buổi chiều ở trường tiểu học, bất chợt con trai tôi thấy bạn A. đứng khóc ở sân trường nên bé chạy lại hỏi sao bạn khóc. Sau khi biết bạn khóc vì nhớ bố, vì bố đón trễ, con tôi bảo sẽ mượn mẹ điện thoại để A. gọi cho bố.

Ngay lúc này, bố của A. đi xe đến. Bé vừa khóc vừa chạy ra với bố. Tôi nhìn theo và bắt gặp ánh mắt nảy lửa của người bố nhìn về phía con tôi, và nghe ông ta hỏi 'Thằng đó nó làm gì con hả?'.

Tôi vội vàng chở con mình đi, để bé không phải nghe những câu khó nghe.

Nếu tôi là một người nóng nảy, có lẽ một vụ việc tương tự như chuyện ở Sóc Trăng cũng đã xảy ra?

Bạn có suy nghĩ gì về chuyện phụ huynh bênh vực con như trên? Theo bạn, khi con trẻ có xích mích với nhau, phụ huynh có nên can thiệp? Nếu có thì can thiệp ở mức nào?... Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài. Xin cám ơn. 
H.N.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025, trong đó lần đầu áp dụng phương thức xét tuyển mới.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sớm nhất cả nước, từ ngày 22 đến 24-5-2025. Vĩnh Long là nơi duy nhất tổ chức kỳ thi vào tháng 7-2025.

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

Với thông tư 29 về dạy thêm học thêm, nhà trường không thể tổ chức dạy các môn học văn hóa trong thời gian hè cho học sinh. Thay vào đó, nhiều trường đã lên kế hoạch hè bằng các hình thức hoạt động câu lạc bộ đa dạng, phong phú.

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

Đại học (ĐH) Duy Tân giảng dạy và huấn luyện bắt buộc các kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và kiến thức Khởi nghiệp cho tất cả các sinh viên bậc đại học kể từ khóa mới K-31 (năm học 2025-2026).

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar