14/10/2012 01:42 GMT+7

Thận trọng với "kiến ba khoang"

N.HÀ
N.HÀ

TT - Thời gian gần đây rất nhiều người bị phồng rộp, sinh mọng nước trên nhiều vùng da cơ thể kèm cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, giống hiện tượng “giời leo”. Thủ phạm của hiện tượng này được xác định là do “kiến ba khoang”.

Ngày 13-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Trương Xuân Lam - trưởng phòng côn trùng học thực nghiệm Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và công nghệ VN), cho hay loài côn trùng mà người dân vẫn gọi là “kiến ba khoang” chỉ có hình thái giống loài kiến, còn về mặt khoa học thì thuộc bộ cánh cứng (trong khi kiến thuộc bộ cánh màng). Loài côn trùng này có hình dáng thon dài 5-7mm, có ba khoang màu đen - đỏ (hoặc vàng nhạt) - đen, sinh sống trên đồng ruộng. Do tập tính “hướng sáng” nên khi trời tối, loài này thường bay vào vùng có ánh đèn nêông. “Đó là lý do mà những chung cư gần cánh đồng thường xuất hiện loài bọ này” - TS Lam nói.

Theo TS Lam, những vết phồng rộp kéo dài trên các vùng cơ thể bệnh nhân không phải do bị đốt mà do tiếp xúc với loài bọ này. Trên bụng của loài bọ này có hai tuyến độc có tên khoa học là pederin. Theo tài liệu nước ngoài, độc tố này mạnh gấp 10 lần độc tố của rắn hổ, song do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ngoài da nên không nguy hiểm như nọc độc rắn. “Khi tiếp xúc với da người, nó tự tiết ra chất này để phòng vệ. Chất độc này có khả năng thấm qua da nên gây phỏng da, rộp da, thậm chí nếu vùng tiếp xúc ở mắt có thể gây mù tạm thời” - TS Lam khẳng định. Song với những mảng da tổn thương lớn thì thường do chủ thể chà xát vết tiếp xúc ban đầu, cộng với tác động của mồ hôi, nhiễm trùng làm loang ra và nặng thêm. Do đó khi bị loài bọ này bám vào người, không nên dùng tay di, giết mà nên búng nó ra rồi bôi thuốc tím hoặc nước muối nhẹ để sát khuẩn, tránh tổn thương lan rộng. Thông thường vùng viêm da sẽ khỏi sau 3-5 ngày.

TS Lam cũng khuyến cáo người dân cần có những biện pháp phòng ngừa thích hợp: “Đơn giản nhất là cần hạn chế lượng ánh sáng trong nhà vào buổi tối, có thể đóng các cửa sổ. Khi loài côn trùng này bay vào nhà thì lấy chổi quét ra”.

N.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar