22/05/2017 11:47 GMT+7

Thận trọng việc tăng khai thác dầu để đạt tăng trưởng

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh khuyến cáo: Cần cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp tăng sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.

Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Quochoi.vn

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra khuyến cáo này khi thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội mà Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đọc tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 sáng nay.

Trước đó, để chuẩn bị cho kỳ họp, khi thảo luận với ủy ban này về các giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ đã đề ra một giải pháp ngắn hạn là tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước cao hơn so với kế hoạch đã được Thủ tướng giao.

Tuy nhiên, khi trình bày trước Quốc hội sáng nay, báo cáo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã điều chỉnh là "theo dõi sát diễn biến giá dầu để điều tiết sản xuất kinh doanh dầu khí phù hợp".

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng

Trong báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh cũng nhận định: “Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây”.

Theo Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7%. Nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%. 

Do đó có một số ý kiến đề nghị thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn, nhưng kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chất lượng tăng trưởng, bảo đảm bền vững. 

“Tăng trưởng quý I/2017 ở mức thấp có nguyên nhân từ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế chậm, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào các ngành khai khoáng, chưa tìm được động lực mới thay cho công nghiệp khai khoáng và chưa tận dụng khai thác được thị trường nội địa” – Ông Vũ Hồng Thanh nhận định.

Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... 

Các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 sáng nay 22-5 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn tâm lý chờ đợi

Ông Vũ Hồng Thanh đánh giá: “Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả thấp do sự thiếu kiên quyết thực hiện của người đứng đầu doanh nghiệp và tâm lý chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền thống nhất chủ trương thành lập cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

Trong 4 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức cao nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (chiếm tỷ lệ 95%-96%).

“Quy mô doanh nghiệp đang có xu hướng nhỏ dần và thiếu các doanh nghiệp lớn làm trụ cột, hoạt động của các doanh nghiệp này thiếu tính cạnh tranh, thiếu tính liên kết và tinh thần đổi mới, sáng tạo không cao” – Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội đánh giá.

Về việc hút vốn FDI trong 4 tháng tăng cao với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,58 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016, báo cáo thẩm tra đánh giá đây là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhưng cũng bộc lộ những vấn đề bất cập. 

Đó là các doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi nhưng không khai thác được lợi thế của những doanh nghiệp này, việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế và có thể chứa đựng những rủi ro nếu tiếp nhận các công nghệ cũ do các nước dịch chuyển lên trình độ công nghệ mới. 

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ”chui” kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được. Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, đền bù thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.

Đáng lưu ý là xuất hiện việc khai thác tài nguyên theo kiểu tận khai, tận diệt như khai thác cát, gỗ trái phép ở một số địa phương làm cạn kiệt nguồn nước, sạt lở bờ sông..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tới khả năng phòng, chống thiên tai. 

Để xảy ra tình trạng như trên là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, ngành nên đã để cho các nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.

Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh
VIỄN SỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Tìm thấy 4 thi thể, còn 1 người mất tích

Đến trưa 17-5, lực lượng cứu hộ cứu nạn tìm thấy 4 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (Lai Châu). Hiện lực lượng chức năng đang tìm kiếm 1 nạn nhân còn lại.

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Tìm thấy 4 thi thể, còn 1 người mất tích

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Việc bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức sau tinh gọn bộ máy dự kiến được Quốc hội bàn và thông qua nghị quyết trong sáng nay 17-5.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar