07/10/2022 13:46 GMT+7

Tham quan Bến Nhà Rồng bằng đường thủy: Quá tiện nhưng sao chưa ai làm?

THU DUNG
THU DUNG

TTO - Đó là câu hỏi được đặt ra tại hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa thường trực HĐND TP.HCM và doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn TP.

Tham quan Bến Nhà Rồng bằng đường thủy: Quá tiện nhưng sao chưa ai làm? - Ảnh 1.

Bến Nhà Rồng, quận 4 nhìn từ trên cao - Ảnh: T.T.D.

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trăn trở bởi sông Sài Gòn đẹp nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, gọi là "Bến Nhà Rồng nhưng lại không có bến". 

Đến Bến Nhà Rồng... đi rất lòng vòng

Bến Nhà Rồng từ lâu được người dân TP nhớ đến là một cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn. Nơi đây gắn liền với sự phát triển lịch sử, xã hội, kinh tế của TP qua nhiều giai đoạn. Thế nhưng, đường đi đến Bến Nhà Rồng lại lòng vòng khiến người dân khó tiếp cận. 

Sáng 7-10, chúng tôi đi từ đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) sang Bến Nhà Rồng (quận 4) mất hơn 20 phút. Dù đoạn đường đi khá gần nhưng bến nằm ở chân cầu Khánh Hội nên phải đi đường vòng.

Chúng tôi phải đi qua đường Tôn Đức Thắng để lên cầu Khánh Hội, rồi vòng ngược lại đường Nguyễn Tất Thành mới vào được cổng khu di tích này. Trong khi đó, tuyến đường Nguyễn Tất Thành thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm khiến xe cộ chen chúc khá mệt mỏi. Người dân đi ô tô muốn đến đây tham quan thì còn vất vả hơn bởi đường khá hẹp, lại phải đi lòng vòng. 

Ông Nguyễn Minh Hải - một người dân quận 1 - chia sẻ Bến Nhà Rồng đối với ông có rất nhiều ý nghĩa lịch sử, đại diện cho nét đẹp "trên bến dưới thuyền" một thời. Ông thích đưa con cháu đến để dạy cho các thế hệ sau về lịch sử nơi đây. Thế nhưng, ông Hải đánh giá đường đi đến bến còn bất tiện, dẫn tới khách đến đây ngày càng thưa thớt. 

Tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được khai thác đúng giá trị và dễ bị mai một theo thời gian. Người dân đứng bên quận 1 nhìn sang Bến Nhà Rồng rất gần nhưng đi cũng phải mất 15 - 20 phút giờ cao điểm.

Đường thủy chưa kết nối, đề xuất làm bến 

"Trong khi đó, chúng ta gọi là Bến Nhà Rồng nhưng lại không có bến để tàu thuyền cập vào. Đường thủy không thể tiếp cận, hành khách chỉ có thể nhìn ngắm khu di tích từ xa giữa mênh mông sông nước. TP cần xem xét lại để có chính sách khai thác giá trị to lớn của Bến Nhà Rồng nói riêng và sông Sài Gòn nói chung", ông Hải nói. 

Ông Nguyễn Kim Toản - giám đốc Công ty Thường Nhật - bày tỏ tiếc nuối vì Bến Nhà Rồng rất đẹp, từng là bến lịch sử. 

Theo ông Toản, vị trí bến nằm ở ngay đầu sông Sài Gòn nhưng đến nay vẫn chưa có đường thủy kết nối vào bến. Nếu có một bến thủy ở đây sẽ tạo sự kết nối, du khách có nhiều cảm xúc khi đi tour trên sông Sài Gòn, tăng tính thú vị cho một điểm du lịch. 

"TP nhất định phải có chính sách kết nối giao thông thủy, du lịch thủy để nâng tầm những giá trị sông nước chúng ta đang có", ông Toản chia sẻ. 

Vì sao chưa thể khai thác hết tiềm năng Bến Nhà Rồng và du lịch đường thủy? Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp làm du lịch nhận định do vắng bóng bến thủy nội địa, chính sách chưa được ưu tiên. Những quy hoạch gắn liền du lịch thủy còn chậm trễ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không chỉ vậy, quy trình cấp phép bến thủy cũng nhiêu khê và dài hơi. 

Quay lại câu chuyện khai thác Bến Nhà Rồng, ông Toản kỳ vọng sẽ đầu tư xây dựng mới bến thủy nội địa tại Bến Nhà Rồng nhằm tạo thuận lợi, kết nối du lịch đường thủy để khách đến thăm viếng, tìm hiểu, học tập… tại đây. 

Nếu được TP chấp thuận, công ty chủ động đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình theo hướng hiện đại kết nối được Bến Bạch Đằng sang Bến Nhà Rồng, tạo ra một sản phẩm du lịch đường thủy có ý nghĩa, rất đặc sắc và an toàn. Đồng thời tái hiện bức tranh du lịch "trên bến, dưới thuyền" hiện đại, hấp dẫn người dân, du khách nội địa và quốc tế tại một vùng cảnh quan vốn dĩ đã từng là như thế. 

Sông Sài Gòn 'đẹp nhưng thiếu đò', bến Nhà Rồng nhưng sao không có bến?

TTO - TP.HCM muốn hoạt động đường thủy phải sôi nổi từ vận tải hành khách, hàng hóa, du lịch đến các sản phẩm hai bên bờ sông... nhưng thiếu bến thủy, mất vệ sinh cảnh quan đang lãng phí cơ hội của du lịch đường sông.

THU DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar