17/01/2016 07:52 GMT+7

Thẩm phán cần có tâm khi xét xử hợp đồng giả tạo

ÁI NHÂN (luunhan@tuoitre.com.vn)
ÁI NHÂN ([email protected])

TT - Hợp đồng giả tạo bán nhà mà chủ nợ ép con nợ phải ký tuy tinh vi, chặt chẽ nhưng vẫn luôn tồn tại sơ hở. Nếu thẩm phán tinh ý sẽ chứng minh được sự giả tạo này.

Tình trạng người vay tiền phải làm hợp đồng bán nhà cho chủ nợ là phổ biến trong các giao dịch hiện nay (Tuổi Trẻ ngày 11-1).

Luật sư Phạm Công Hùng - nguyên thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao - nhận định đã là hợp đồng giả tạo thì thế nào cũng có sơ hở. 

Thẩm phán xử lý vụ án cần có tâm, cần cố gắng kiếm ra sơ hở để bảo vệ người vay tiền tránh bị mất nhà.

Trong quan hệ vay tiền, hầu hết các trường hợp để nắm chắc phần thắng, chủ nợ thường ép con nợ phải ra phòng công chứng để ký hợp đồng mua bán nhà đất của con nợ. Sau một thời gian con nợ chậm trả, mất khả năng chi trả thì chủ nợ sẽ thực hiện hợp đồng và lấy nhà của con nợ.

Bên đi vay tiền (bán nhà) khi ra tòa phải chứng minh được bị lừa dối, ép buộc, hợp đồng giả tạo mua bán nhà, đất thì tòa sẽ tuyên vô hiệu với hợp đồng đó và con nợ sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo lãi suất hợp pháp.

Luật sư Hùng cũng nhận định thông thường hợp đồng giả tạo mà chủ nợ ép con nợ phải ký thì cũng tinh vi, chặt chẽ.

Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại sơ hở trong đó, cần phải chứng minh trong quá trình đối chất giữa các bên. Với luật sư giỏi, thẩm phán tinh ý thì sẽ tìm được các sơ hở nhằm chứng minh hợp đồng giả tạo.

Theo thẩm phán Phùng Văn Hải - chánh án TAND quận 2, TP.HCM, khi giải quyết, thẩm phán dựa theo quy định pháp luật, bên nào có đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì công nhận cho bên ấy.

Thẩm phán xem xét thật kỹ các chứng cứ có thể tuyên vô hiệu với hợp đồng giả tạo để người dân tránh bị mất nhà, đất.

Mặc dù giữa hai bên có hợp đồng mua bán nhà, đất nhưng thực tế là quan hệ vay tiền thì thẩm phán sẽ lưu ý tất cả các chứng cứ thể hiện quan hệ vay tiền để có thể tuyên vô hiệu.

Đó là các chứng cứ thể hiện về việc vay tiền, trả lãi, lãi suất, giá mua bán căn nhà trùng với số tiền vay... Nếu không có chứng cứ nào thể hiện việc vay tiền, chứng minh hợp đồng mua bán nhà, đất là giả tạo thì phải chấp nhận tính hợp pháp của hợp đồng đó.

Thẩm phán Phùng Văn Hải cho biết với trách nhiệm của mình, trong quá trình xét xử với các tranh chấp trên, ông thường bỏ nhiều thời gian để xem xét, đánh giá các chứng cứ mà thể hiện quan hệ vay tiền thì sẽ tuyên vô hiệu theo quy định.

ÁI NHÂN ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu tổng cục trưởng khai 'mở túi hoa quả thấy 500 triệu gọi điện xin trả lại nhưng không được'

Trong vụ án Công ty Thái Dương khai thác trái phép quặng đất hiếm, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản khai bị cáo buộc nhận 500 triệu từ chủ doanh nghiệp này.

Cựu tổng cục trưởng khai 'mở túi hoa quả thấy 500 triệu gọi điện xin trả lại nhưng không được'

Khởi tố nguyên chủ tịch Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu

Nguyên chủ tịch Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu cùng hai thuộc cấp bị khởi tố bị can để điều tra hành vi "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát".

Khởi tố nguyên chủ tịch Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu

Kịch bản ‘thổi’ khống vốn, trả hoa hồng kiểu đa cấp, lừa 566 nhà đầu tư

Tổng giám đốc cùng phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vựa miền Trung dùng chiêu trò bán cổ phần để huy động vốn rồi lừa đảo hơn 500 nạn nhân.

Kịch bản ‘thổi’ khống vốn, trả hoa hồng kiểu đa cấp, lừa 566 nhà đầu tư

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Vụ Hòa sử dụng roi điện tự chế chích điện vào bà T. ở Phú Quốc nghi do ghen tuông, công an thông báo tìm người liên quan để xác minh, làm rõ.

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Cách chủ tịch Tập đoàn Thuận An rải tiền để thâu tóm những dự án ngàn tỉ

Tại 5 dự án bị điều tra, chủ tịch Tập đoàn Thuận An đều dùng chung thủ đoạn nhờ người quen, người có chức vụ tác động và chi tiền "cơ chế" cho lãnh đạo ban quản lý dự án hoặc lãnh đạo địa phương để thâu tóm các gói thầu.

Cách chủ tịch Tập đoàn Thuận An rải tiền để thâu tóm những dự án ngàn tỉ

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar