10/11/2018 18:30 GMT+7

Tham gia mạng xã hội đừng tham gia phát tán cái xấu

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội vừa gửi tới công dân của mình một tài liệu tuyên truyền nhằm hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử khi tham gia môi trường mạng. Người dân nói gì về câu chuyện này?

Tham gia mạng xã hội đừng tham gia phát tán cái xấu - Ảnh 1.

Cụ thể, trong tài liệu "Hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử khi tham gia môi trường mạng", Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội khuyên công dân khi tham gia môi trường mạng không nên lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau; không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác; không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác cho mục đích thương mại hoặc các mục đích khác.

Sở này cũng khuyên công dân không nên "vào hùa" theo đám đông chia sẻ (share), nhận xét, phê bình một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc hoặc không có căn cứ để khẳng định sự kiện đó là có thật; không cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như trào lưu "tung clip nhạy cảm", "đủ like là làm"...

là nơi để xả?

Về lý do xây dựng tài liệu, bà Bùi Thị Kim Hoa, phó phòng thông tin điện tử của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội - đơn vị xây dựng tài liệu này, cho biết không thể phủ nhận những hữu ích mà Internet mang đến cho cộng đồng, nhưng nó cũng bộc lộ những mặt trái, tác động tiêu cực đến đời sống tư tưởng của xã hội bằng những thông tin xúc phạm nhân phẩm, danh dự, kích động bạo lực, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.

Đáng lo ngại là do nhiều người khi tham gia mạng xã hội, vì thiếu hiểu biết đã vô tình phát tán, chuyển tải thông tin sai trái, xấu độc.

Dẫn kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) rằng trên mạng xã hội, tỉ lệ thông tin nói xấu, phỉ báng là 61,7%; vu khống, bịa đặt thông tin là 46,6%... Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội khẳng định việc tạo dựng một môi trường thông tin mạng lành mạnh, hữu ích là nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng, "đòi hỏi nhận thức và trách nhiệm của tất cả chúng ta".

Tham gia mạng xã hội đừng tham gia phát tán cái xấu - Ảnh 2.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Nhiều người là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét

TS Phạm Hải Chung (Học viện Báo chí và tuyên truyền) - đồng trưởng ban Internet và truyền thông của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội - cho biết kết quả khảo sát về thông tin trên mạng xã hội được rút ra từ khảo sát 1.000 người trong độ tuổi từ 13-45, sinh sống tại nhiều địa phương của Việt Nam, có ít nhất một tài khoản mạng xã hội hợp lệ (Facebook, YouTube, Twitter, Zalo...) đã được sử dụng trên 3 tháng. Khảo sát được thực hiện trong vòng 1 tháng, từ 12-3 đến 11-4-2017.

Theo kết quả khảo sát, dựa trên những đánh giá theo bối cảnh tại Việt Nam, 78% người dùng mạng xã hội được hỏi đã từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét. Đây là một tỉ lệ rất cao chứng minh thực trạng này đang diễn ra hết sức phổ biến và nghiêm trọng tại Việt Nam.

Xây văn hóa trên mạng từ chính đời thực

Chị Đỗ Minh Tú - một biên kịch ở Hà Nội - cho biết chị "hơi bi quan khi nói tới văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hiện nay". Chị cho rằng cần có thời gian để nâng cao văn hóa ứng xử, tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác trên mạng xã hội.

Chị Trần Ngọc Hương (Q.Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng dù rất thích thú với những tiện ích mà mạng xã hội đem lại cho cuộc sống riêng cũng như công việc của mình nhưng sự lợi dụng tự do trên không gian mạng để tung các clip nhạy cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm... hay "ném đá" là điều không tốt.

Chị Trần Mỹ Dung (Hà Nội) cho rằng muốn giải quyết chuyện văn hóa trên mạng xã hội cũng cần giải quyết câu chuyện của cuộc sống thực. "Nếu ngoài đời bạn dạy con không nên dễ dàng tin và nghe, đi theo người lạ thì trên mạng xã hội, bạn cũng dạy con bạn như thế.

Nếu ngoài đời bạn ghét những người tụ tập nói xấu nhau thì trên mạng bạn cũng không nên tụ tập, nói xấu. Chỉ cần nói thế là đủ" - chị Dung chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc xây dựng văn hóa ứng xử cho mình và cho các con trên mạng xã hội.

TTO - Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội khuyên công dân cần gương mẫu trên mạng xã hội, không cổ súy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc như tung clip nhạy cảm, “đủ like là làm”...

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar