02/03/2014 08:40 GMT+7

Thăm dò tại một trường học: không HS nào chọn thi môn sử!

VĨNH HÀ - H.HƯƠNG ghi
VĨNH HÀ - H.HƯƠNG ghi

TT - Đó là ý kiến của PGS Văn Như Cương về kết quả thăm dò việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) mà ông là hiệu trưởng.

PGS Văn Như Cương - Ảnh: Nguyễn Khánh

Theo kết quả thăm dò của Trường THPT Lương Thế Vinh, môn vật lý có 75,6% học sinh chọn, tiếng Anh 56,3%, hóa học 50,8%, địa lý 11,4%, sinh học 5,3%. Đặc biệt, môn lịch sử tuyệt nhiên không có học sinh nào đăng ký dự thi, tỉ lệ 0%. Khảo sát sơ bộ nhiều trường THPT trên toàn quốc cũng cho thấy bức tranh u ám với môn học này. Nguyên nhân do đâu?

* PGS Văn Như Cương:

Lo ngại với quy định của Bộ GD-ĐT

"Đáng lo ngại hơn khi sự đổi mới lại làm tăng thêm số học sinh quay lưng với lịch sử"

PGS Văn Như Cương

Đa số học sinh chọn thi đại học khối A, D nên môn sử không phải môn trọng tâm. Khi chọn môn thi tốt nghiệp, trước tiên học sinh sẽ chọn những môn trùng với môn thi đại học của mình để giảm bớt số lượng môn phải ôn tập (cho cả hai mục tiêu tốt nghiệp và tuyển sinh đại học). Sau đó các em sẽ tính đến lợi thế của các môn còn lại.

Môn sử thi tự luận, nên có thể sẽ khó có điểm hơn các môn thi trắc nghiệm. Hơn nữa, tâm lý của số đông học sinh hiện nay đều sợ học sử do chương trình môn này quá nặng nề, nhiều số liệu, sự kiện phải ghi nhớ. Giữa hai môn thi tự luận có thời gian thi tương đương là môn lịch sử và địa lý, học sinh cũng sẽ nghiêng về môn địa hơn vì không phải học nhiều, môn địa có thể sử dụng atlat nên dễ dàng đạt được điểm trung bình hơn.

Việc Bộ GD-ĐT quy định có hai môn thi tự chọn nhưng không kèm theo điều kiện phải có một môn khoa học tự nhiên, một môn khoa học xã hội nên xu thế học sinh chọn các môn vật lý, hóa học, sinh học nhiều hơn. Đây là thực tế mà nhiều người đã bày tỏ lo ngại từ khi Bộ GD-ĐT dự kiến đổi mới thi. Nếu việc này không điều chỉnh thì về lâu dài sẽ có những môn học bị sụt giảm chất lượng do học sinh không quan tâm. Chương trình, phương pháp dạy học không hấp dẫn học sinh mà lại không nằm trong sự lựa chọn môn thi thì học sinh không học là đương nhiên.

* Cô Võ Tân Vân (tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Phú Hòa, TP.HCM):

Bắt học sinh nhớ quá nhiều

Huỳnh Gia Nhi (lớp 12A14 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM):

Thi xong là quên hết

Tôi không chọn thi môn lịch sử vì khối thi đại học của tôi không có môn sử. Thứ hai là chương trình môn sử không hấp dẫn tôi, đã vậy nội dung các bài học lại quá dài, chủ yếu là học thuộc lòng, tư duy rất ít. Bởi vậy nhiều bạn đã nói: sau khi thi sử xong là quên hết, chẳng để lại được trong đầu cái gì.

Khi giảng dạy, tôi biết rất nhiều học sinh thích môn sử. Nhưng nếu bảo thi thì các em lắc đầu ngay. Học sinh ngán ngại môn sử bởi những lý do sau: chương trình quá chi tiết, bắt các em phải nhớ quá nhiều. Thêm nữa, mặc dù Bộ GD-ĐT đã cải tiến cách ra đề thi nhưng với môn sử thì vẫn như cũ: vẫn những câu hỏi chỉ nhằm kiểm tra việc học thuộc lòng của học sinh, vẫn đi vào những chi tiết rất nhỏ chứ không khơi gợi sự sáng tạo, tư duy của học sinh.

Do đó, dù giáo viên chúng tôi đã đổi mới phương pháp giảng dạy: đưa nhiều phim, ảnh vào giảng dạy nhưng vẫn yêu cầu học sinh phải học tất cả chi tiết trong sách giáo khoa. Nếu không, các em sẽ khó đạt được số điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tôi mong Bộ GD-ĐT nhanh chóng cải tiến chương trình, cách thi cử, cách ra đề thi môn lịch sử. Đối với bậc phổ thông: chỉ cần dạy cho học sinh kiến thức cơ bản, nếu yêu cầu sâu hơn thì dành cho đối tượng nghiên cứu lịch sử chứ không phải học sinh.

* Hồ Minh Thành (sinh viên năm 3 khoa lịch sử ĐH Sư phạm TP.HCM):

Cần cải tiến ngay chương trình môn sử

Chương trình môn lịch sử khá nặng so với sức của học sinh bậc THPT trong khi thời lượng được học trên lớp lại quá ít: lớp 10, lớp 12 học sinh được học 1,5 tiết lịch sử/tuần, lớp 11 một tiết/tuần. Do vậy, có những bài giáo viên không đủ thời gian để chuyển tải hết những cái hay, cái đẹp, sự hấp dẫn của sử đến học sinh.

Sách giáo khoa môn lịch sử nghiêng về sự kiện quá nhiều: những chiến dịch, những trận đánh làm chết bao nhiêu người, tổn thất những gì, diễn ra vào ngày tháng, năm nào... học sinh đều phải nhớ. Thế nên nhiều em sợ lịch sử, không muốn học nên bây giờ không muốn thi. Ngay cả như tôi ngày xưa rất yêu thích và đam mê lịch sử nhưng nhiều lúc cũng ngán với những chi tiết ấy.

Tôi nghĩ cần cải tiến ngay chương trình môn lịch sử bậc phổ thông: chỉ dạy cho học sinh một cách tổng quát về các sự kiện lịch sử và nên đi sâu vào những nhân vật lịch sử. Vì tôi nghĩ nhân vật lịch sử dễ “đi” vào tâm hồn các em hơn, làm các em dễ nhớ và thu hút các em hơn.

Đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT từ 17-3 đến 17-4

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT vừa cho biết từ ngày 17-3 đến 17-4, các trường THPT trên toàn quốc sẽ cho học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp. Ngoài hai môn bắt buộc là toán, ngữ văn, học sinh sẽ đăng ký hai môn tự chọn trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

Hiện nhiều trường THPT đang phổ biến quy định, thăm dò ý kiến học sinh, phụ huynh học sinh, đồng thời tư vấn cho học sinh lựa chọn những môn thi phù hợp. Một số trường cũng đã chỉ đạo các tổ bộ môn của tám môn thi xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh.

VĨNH HÀ

VĨNH HÀ - H.HƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar