06/10/2013 06:55 GMT+7

Thái sư Trần Thủ Độ lên sóng... sớm

CÁT KHUÊ  thực hiện
CÁT KHUÊ  thực hiện

TT - Theo thông tin từ website vtv.vn, ngày 21-10 Thái sư Trần Thủ Độ mới chính thức ra mắt khán giả cả nước. Nhưng sáng 4-10 Đài truyền hình Hà Nội đã phát sóng tập đầu tiên.

Phóng to
Mất đến ba năm, Thiên Bảo (vai Trần Thủ Độ), Hứa Vĩ Văn (vai thái tử Sảm - sau là Lý Huệ Tông) và Lã Thanh Huyền (vai Trần Thị Dung - sau là Linh Từ quốc mẫu) - bộ ba vai chính của phim mới đến được với khán giả truyền hình... - Ảnh: Hãng Phim truyện 1

Thông tin này bất ngờ với cả đạo diễn và tác giả kịch bản của phim! Trước đó, trong lễ trao giải Cánh diều 2012 (3-2013), Thái sư Trần Thủ Độ đã gặt ba giải chính của lĩnh vực phim truyền hình, và khi ấy khán giả vẫn chưa một lần được xem phim! Cục Điện ảnh cùng UBND TP Hà Nội đã từng “cầu cứu” sóng truyền hình (tháng 8-2013) nhưng 30 tập phim với hơn 56 tỉ đồng kinh phí vẫn trễ hẹn đến tận tháng 10. Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn đã chia sẻ với PV Tuổi Trẻ những cảm xúc của ông nhân “sự kiện” này.

* Sáng 4-10, Thái sư Trần Thủ Độ - bộ phim truyền hình mất đến ba năm mới được chào khán giả bằng tập đầu tiên phát sóng lúc 7 giờ trên kênh của Đài truyền hình Hà Nội. Ông có thấy vui không?

- Tôi đã ở tuổi này thì dường như mọi biến động khó còn tác động được nhiều vào cảm xúc của mình nữa. Phim được chiếu dù muộn màng thì có vẫn còn hơn không. Tất nhiên là ai cũng mừng, tôi mừng cho đoàn phim, mừng cho các diễn viên đã vất vả với dự án này ba năm trước. Bộ phim xứng đáng được trân trọng. Những nỗ lực là đột phá. Tuy nhiên, mọi người đã cố gắng hết sức mà giờ phim mới được chiếu thì cũng hơi buồn một chút.

Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn - Ảnh: Gia Tiến
* Là tác giả kịch bản, ông đã được xem phim chưa? Ông có thể chia sẻ những cảm nhận của cá nhân mình về bộ phim này?

- Tôi được xem 10 tập đầu tiên của phim, vì khác với phim khác, tôi quan tâm chung đến bộ phim như các thành viên trong đoàn chứ không chỉ là viết kịch bản xong rồi thôi. Phải nói thẳng ra rằng phim này so với các phim lịch sử khác có nhiều ưu thế lớn lắm.

Ưu thế đầu tiên là phim được đầu tư lớn, các phim khác chỉ được đầu tư bằng 1/10. Ưu thế thứ hai là do hoàn cảnh “lịch sử” khi làm phim, Hãng Phim truyện 1 cùng ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long lúc đó đặt quyết tâm thực hiện rất cao bởi ban đầu đây là dự án được chọn để chiếu chính thức chào mừng đại lễ.

Sự tập trung tối đa và đầu tư xứng đáng đã mang lại hiệu quả cao cho phim. Ngay từ khi bắt tay vào viết kịch bản, yếu tố mà tôi muốn tránh nhất là sân khấu hóa lịch sử trong phim nên tôi nghiêng câu chuyện của kịch bản văn học theo hướng tiểu thuyết, tôi tin điều này sẽ khiến phim có sức hút kiểu khác với các phim lịch sử VN khán giả quen xem. Vẫn phải nhắc lại, giá như phim được phát sóng sớm thì có lẽ phim có thể mở ra một cách làm, cách nhìn nhận khác về phim lịch sử Việt, khác nhiều đấy...

* Phim làm để phục vụ đại lễ nhưng ba năm sau - khi dư âm về đại lễ đã phai nhạt đi nhiều, Thái sư Trần Thủ Độ mới có cơ hội đến với khán giả. Trong cái rủi này có cái may nào không, thưa ông?

- Trễ ba năm, có cái được và cái không được. Phim mà ra đúng đại lễ thì xét về mặt chính trị có vẻ phù hợp đấy, nhưng hòa chung không khí kỷ niệm với quá nhiều món ăn ngon dở khác nhau thì sự xuất hiện thêm của một món ăn chưa chắc đã hay. Thái sư Trần Thủ Độ chiếu trễ, khán giả có sự bình thản khi xem phim. Nếu phim dở, họ chê cũng là xứng đáng vì chắc là nó dở thật. Còn nếu hay thì ba năm hay 30 năm cũng không phải là muộn để thừa nhận những giá trị tốt, và các nhà làm phim sẽ có sự tự hào chân chính của mình.

* Nếu Thái sư Trần Thủ Độ có được hiệu ứng tốt từ khán giả, theo ông, đầu tư mạnh cho dòng phim này có nên là việc cần thiết của phim ảnh Việt hiện tại?

- Tôi không phải là người làm phim lịch sử nhưng khi được đề nghị làm phim lịch sử thì tôi rất hăng hái. Không chỉ vì tôi muốn thử sức trong một lĩnh vực không phải là sở trường của mình, ấy chỉ là một lý do phụ. Cái chính là tôi thấy khán giả Việt bây giờ quen với lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc qua quá nhiều phim lịch sử của nước họ được chiếu trên các kênh truyền hình của nước mình.

Bất cứ một nghệ sĩ sáng tạo nào cũng sẽ tự ái về điều đó. Bởi thế tôi càng nỗ lực tìm tư liệu, tìm hướng phát triển câu chuyện để sao cho khán giả Việt xem phim sẽ thích, sẽ tin, sẽ gần với sử Việt hơn. Thế nên khi Thái sư Trần Thủ Độ bị vướng vào những trục trặc không đáng có, tôi rất buồn.

Về mặt chính trị, ý thức thì ai cũng biết phim sử Việt rất cần nhưng khi sản xuất thì vướng nhiều cái. Thái sư Trần Thủ Độ không được chọn chiếu đại lễ đâu phải vì sản xuất trễ, với tốc độ làm khi đó có khi còn hoàn thành trước bốn tháng. Nhưng có ông A, B, C nào đó đã đưa ra cái ý là kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long sao lại làm phim về Trần Thủ Độ - người mà theo lịch sử đã tiêu diệt nhà Lý? Và rồi ban chỉ đạo bảo phim nên làm trễ đi để không chiếu đúng hạn nữa. Chứ không phải tiến độ làm phim trễ! Tôi nói lại chuyện này để nói rằng phim lịch sử của ta muốn đến được với khán giả lại hay vướng vào những cái không đáng có chứ không phải vì nghệ sĩ không có tài hay phim không có tiền đâu!

CÁT KHUÊ  thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

8 phim Lật mặt của Lý Hải thu gần 1.400 tỉ đồng, nhưng sẽ kéo dài đến phần mấy?

Tính cả 'Lật mặt 8', series 'Lật mặt' của Lý Hải đã trở thành thương hiệu phim chiếu rạp ăn khách nhất Việt Nam, làm xuyên suốt 10 năm.

8 phim Lật mặt của Lý Hải thu gần 1.400 tỉ đồng, nhưng sẽ kéo dài đến phần mấy?

Leo vách núi, phi mô tô, bám trực thăng, đu dây... chỉ có thể là Tom Cruise

Ở tuổi 62, Tom Cruise vẫn khiến khán giả ngỡ ngàng khi có thể leo núi mà không cần thiết bị bảo hộ, đu dây giữa các tòa nhà chọc trời, treo mình bên ngoài máy bay đang cất cánh...

Leo vách núi, phi mô tô, bám trực thăng, đu dây... chỉ có thể là Tom Cruise

Những bộ phim mang khát vọng hòa bình

"Tôi quý trọng nền hòa bình. Chúng tôi đổ máu để vĩnh viễn chấm dứt đổ máu" - là lời thoại của điệp viên Nguyễn Thành Luân, mà tài tử Nguyễn Chánh Tín thủ vai, trong phim Ván bài lật ngửa.

Những bộ phim mang khát vọng hòa bình

Sinners gây sốt phòng vé, là ứng viên sáng giá đầu tiên của Oscar 2026

Sinners hiện đang gây sốt phòng vé Bắc Mỹ với 240 triệu USD, vượt xa kinh phí sản xuất 90 triệu USD. Đây cũng là phim kinh dị đầu tiên đạt điểm A trên Cinemascore.

Sinners gây sốt phòng vé, là ứng viên sáng giá đầu tiên của Oscar 2026

Ngô Thanh Vân xuất hiện 10 giây trong trailer The Old Guard 2, đấu tay đôi với minh tinh quốc tế

Ngô Thanh Vân trở lại trong vai Quỳnh, được cứu thoát khỏi nhà tù dưới biển và tìm cách trả thù trong The Old Guard 2.

Ngô Thanh Vân xuất hiện 10 giây trong trailer The Old Guard 2, đấu tay đôi với minh tinh quốc tế

Dòng thời gian đẫm máu của John Wick ra sao trước khi Ballerina ra rạp

Cùng điểm lại những diễn biến đáng nhớ trong loạt phim hành động thành công này.

Dòng thời gian đẫm máu của John Wick ra sao trước khi Ballerina ra rạp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar