06/09/2011 07:05 GMT+7

Thắc thỏm sống trong vùng quy hoạch "treo"

T.TÚ - M.THUẬN
T.TÚ - M.THUẬN

TT - Giữa chốn phồn hoa đô hội của tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp có rất nhiều căn nhà lụp xụp, mục nát. Ở đó đường sá nham nhở, ngập ngụa, thậm chí chẳng có đèn đường vì vướng quy hoạch “treo” cả chục năm nay.

Phóng to

Do dính quy hoạch “treo” nên đất của ông Tảo ở P.5, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) phải bỏ hoang - Ảnh: M.Thuận

Trong căn nhà nóng như đổ lửa, bốn vách nhà được che bằng lá dừa xập xệ, ông Nguyễn Huy Tảo, 70 tuổi, ở đường Lý Thường Kiệt, P.5, TP Mỹ Tho (Tiền Giang), nói: “Vợ chồng tôi chỉ có vài trăm mét đất nhưng cả chục năm nay bỏ hoang, nhà cửa cũng không thể xây dựng vì nằm trong diện quy hoạch”.

Cả phường bị “treo”

Nơi ông Tảo sống là khu phố 9, P.5, TP Mỹ Tho. Đây cũng là nơi người dân bị “dính” tới ba quy hoạch: dự án đường Nguyễn Trãi nối dài, Trường THPT TP Mỹ Tho và quy hoạch chi tiết P.5. Bà Đỗ Thị Thanh Hiên, ngụ 308A Lý Thường Kiệt, nói vì bị vướng hàng loạt quy hoạch “treo” nên phần đất của bà xin chuyển thành đất thổ cư không được. Nhà của bà đã mục nát, phải che chắn bằng rất nhiều mảnh tôn nhỏ, bạt, xốp.

10 năm bị bỏ quên

Gần 30 hộ dân sống ở khu vực quy hoạch khu dân cư và chợ thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cũng bị “treo” quyền lợi từ 10 năm nay. Dù nằm sát bên chợ Mỹ Thọ nhưng khu vực này không có mét đường giao thông nào ra hồn.

Ông Nguyễn Văn Lễ, 77 tuổi, có hơn 3.700m2 đất trong khu quy hoạch, nói những năm qua gia đình ông đã làm không biết bao nhiêu đơn xin tách hộ cho con nhưng không có ai giải quyết vì vướng quy hoạch “treo”.

Ông Trương Việt Long, trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cao Lãnh, cho biết quy hoạch khu dân cư và chợ thị trấn Mỹ Thọ được phê duyệt từ năm 2001 có tổng diện tích hơn 11 ha, nhưng đến nay chỉ mới thực hiện được phần chợ, còn khu dân cư khoảng 3ha thì các nhà đầu tư đến rồi lại đi. Hiện huyện đang vận động sáu hộ dân còn lại trong khu này “hùn” đất để làm khu dân cư sớm theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Những năm qua người dân ở P.5 đã khiếu nại, kiến nghị xóa quy hoạch “treo” hoặc làm thì làm nhanh nhưng đều không có kết quả. Quá bức xúc, ngày 28-4-2011 cả trăm người dân trong khu vực cùng ký đơn gửi UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu trả lời việc này. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9 này những cư dân ở đây cho biết họ vẫn chưa được trả lời.

Theo UBND TP Mỹ Tho, quy hoạch chi tiết P.5 được công bố từ năm 1998 nhưng do quy hoạch này giống bàn cờ với chi chít đường nội bộ, không phù hợp với sự phát triển nên tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo điều chỉnh lại. Tuy nhiên, mãi đến nay bản quy hoạch mới vẫn chưa thấy đâu trong khi hàng trăm hộ dân bị “dính” quy hoạch phải tiếp tục sống trong cảnh tạm bợ.

Ông Trần Văn Kết, chủ tịch UBND TP Mỹ Tho, cho biết trong buổi làm việc với bí thư tỉnh ủy mới đây, P.5 đã kiến nghị sớm bỏ quy hoạch “treo”. Hiện giờ còn chờ ý kiến của Ban Thường vụ tỉnh ủy, nếu giữ dự án đường Nguyễn Trãi nối dài thì tỉnh phê duyệt quy hoạch đã điều chỉnh ngay. Còn nếu bỏ dự án này thì phải chờ thêm một thời gian nữa, vì phải điều chỉnh quy hoạch thành phố và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mừng hụt

Cuối năm 2004 hơn 100 hộ dân ở khóm 3, P.1, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) khấp khởi mừng vì chính quyền triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch khu dân cư, tái định cư, các trường học của thành phố trên khu đất rộng 216.000m2. Bà con mừng vì dự án này đã công bố quy hoạch từ năm 2000 nhưng “án binh bất động” đến thời điểm này.

Theo ông Dương Văn Tâm (một người dân bị giải tỏa), ngày 21-12-2004, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, giải tỏa, tái định cư khu dân cư này. Trong đó có nêu rõ giá bán nền tái định cư bằng giá đất thổ cư đã bồi thường cho dân, tức 766.000 đồng/m2. Tuy nhiên, đến khi giao nền nhà tái định cư cho dân thì UBND TP Cao Lãnh thông báo giá nền nhà tái định cư lên tới 932.000 đồng/m2. Người dân thấy bất hợp lý nên không chịu nhận nền nhà và gửi đơn khiếu nại.

Do khiếu nại của dân chưa được giải quyết nên dự án này tiếp tục bị “treo” một lần nữa. Khu quy hoạch này hiện vẫn là bãi đất hoang.

Ông Nguyễn Văn Xương, một trong năm hộ dân hiếm hoi đã cất nhà trong khu này, cho biết sau khi bị giải tỏa, không có chỗ ở nên phải nhận nền tái định cư cất nhà trong tình trạng không có điện, phải câu điện từ nhà dân ngoài khu dân cư. “Do không có đèn đường nên buổi tối ở đây sợ lắm, ai cũng phải đóng cửa sớm. Thỉnh thoảng tụi tui còn nhặt được một số kim tiêm lăn lóc trên đường”- ông Xương kể.

Ngày 5-9, ông Nguyễn Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Cao Lãnh, cho biết dự án này bị chậm là do người dân khiếu nại về giá đất nền tái định cư. Hiện thành phố đang rà soát lại cách tính giá đất để có sự điều chỉnh thích hợp, sớm trả lời cho người dân.

“Đi không được, ở cũng không xong”

Tại TP Cần Thơ, người dân than phiền vì nhiều khu công nghiệp (KCN) chiếm hàng trăm hecta đất tại khu Nam sông Cần Thơ (Q.Cái Răng) được công bố quy hoạch chi tiết rồi án binh bất động nhiều năm qua khiến bà con lâm vào cảnh “đi không được, ở cũng không xong”. Đó là các dự án KCN Hưng Phú 1 (do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Cần Thơ làm chủ đầu tư), Hưng Phú 2A (do Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC làm chủ đầu tư), Hưng Phú 2B (do Công ty Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ làm chủ đầu tư). Những dự án này được giao đất cho các nhà đầu tư từ năm 2005 và công bố quy hoạch chi tiết vào các năm 2007-2008 nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Đây cũng là những dự án được thực hiện theo phương thức chủ đầu tư dự án thỏa thuận với dân để giải phóng mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, giám đốc chi nhánh Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC tại Cần Thơ, dự án thực hiện chậm là do nhà đầu tư gặp khó vì người dân đòi bồi thường giá cao, cộng với khó khăn kinh tế do ngân hàng thắt chặt tín dụng... Tương tự, ông Võ Ngọc Hồ - giám đốc Công ty xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ - cho rằng bản thân các nhà đầu tư cố gắng rất nhiều nhưng tình hình khó khăn chung như ngân hàng siết chặt tín dụng, dân đòi bồi thường giá cao nên dự án “giậm chân tại chỗ”.

Chiều 5-9, ông Đào Anh Dũng, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết UBND TP sẽ tổ chức cuộc họp để lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư cũng như các cơ quan chức năng để có hướng xử lý cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc trên.

T.TÚ - M.THUẬN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Sở Xây dựng vừa tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Bộ Xây dựng về kế hoạch để đạt 100.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Đây là năm thứ năm liên tiếp giá chào bán đạt mức kỷ lục vào tháng 5, thời điểm thị trường bất động sản Anh đạt mức sôi động nhất.

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Thanh tra buông lỏng, 43 căn nhà xây sai phép ở quận 12 nguy cơ bị tháo dỡ

Thanh tra xây dựng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho dãy nhà 43 căn xây sai phép ở phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM) từ năm 2017 và hiện đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ.

Thanh tra buông lỏng, 43 căn nhà xây sai phép ở quận 12 nguy cơ bị tháo dỡ

Đất nền bị đầu cơ, đẩy giá sau thông tin sáp nhập các tỉnh

Giá đất nền tại các địa phương biến động mạnh so với quý trước do thông tin sáp nhập tỉnh thành, ở những nơi có dự kiến đặt cơ quan hành chính mới thì mặt bằng giá bị đẩy lên cao, lượng giao dịch tăng.

Đất nền bị đầu cơ, đẩy giá sau thông tin sáp nhập các tỉnh

Giá chung cư tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m²

Quý 1-2025 giá chung cư Hà Nội tăng 5%, trong khi TP.HCM tăng 3-4% so với quý 4-2024, thị trường căn hộ xuất hiện một số dự án thuộc phân khúc hạng sang giá bán xấp xỉ 200 triệu đồng/m².

Giá chung cư tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m²
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar