02/03/2019 10:27 GMT+7

Thắc mắc thường gặp về viêm gan siêu vi C

Nguồn: Hội Gan Mật TP Hồ Chí Minh
Nguồn: Hội Gan Mật TP Hồ Chí Minh

Viêm gan C thường lây truyền khi máu của người nhiễm virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể của người chưa bị nhiễm.

Thắc mắc thường gặp về viêm gan siêu vi C - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: mayoclinic.org

Viêm gan có thể do độc chất, một số loại thuốc, uống nhiều rượu bia, vi khuẩn, virus, hoặc trong một vài bệnh lý (bệnh tích lũy đồng, bệnh tích lũy sắt, bất thường hệ thống miễn dịch,...). Ngày nay, được nhắc tới nhiều hơn cả là viêm gan do virus, viêm gan do rượu.

Viêm gan virus là gì?

Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Hiện nay, người ta đã biết có 6 loại virus gây viêm gan, gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó, viêm gan virus A, B, C là phổ biến hơn cả. Viêm gan virus B và C được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay, vì có thể gây ra xơ gan, ung thư gan.

Ngoài 6 loại virus kể trên, còn có những loại virus khác đôi khi cũng làm viêm gan, ví dụ như CMV (cytomegalovirus), virus Herpes, virus Epstein Barr,...

Viêm gan A, viêm gan B, và viêm gan C là những bệnh do 3 loại virus khác nhau gây ra. Mặc dù 3 loại viêm gan này có một số triệu chứng giống nhau, nhưng chúng có những kiểu lây truyền khác nhau và ảnh hướng tới gan khác nhau.

Viêm gan A chỉ xảy ra cấp tính và là nhiễm trùng mới mắc phải, và không trở thành mãn tính. Người bị viêm gan A thường khỏi bệnh mà không phải điều trị.

Viêm gan B và viêm gan C có thể cũng bắt đầu biểu hiện như nhiễm trùng cấp tính, nhưng ở một số người virus sẽ còn duy trì trong cơ thể, hệ quả là bệnh chuyển thành mãn tính cùng những vấn đề lâu dài đối với gan.

Hiện có vaccine để phòng ngừa viêm gan A và B, nhưng chưa có vaccine ngừa viêm gan C.

Người từng mắc một dạng viêm gan virus trước đây vẫn có thể nhiễm thêm các dạng virus khác.

Có bao nhiêu phần trăm những người viêm gan C cấp sẽ chuyển thành mãn tính?

Khoảng 75-85% những người nhiễm virus viêm gan C sẽ chuyển thành mãn tính.

Viêm gan C lây truyền như thế nào?

Viêm gan C thường lây truyền khi máu của người nhiễm virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể của người chưa bị nhiễm. Ngày nay, hầu hết những người bị nhiễm bệnh này là do sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng khác để tiêm thuốc.

Virus viêm gan C có thể lây truyền theo các con đường sau:

- Dùng chung kim tiêm, hoặc các vật dụng khác để tiêm thuốc với người mang virus viêm gan C;

- Nhân viên y tế bị kim đâm trong khi làm việc;

- Con được sinh ra từ người mẹ mang virus viêm gan C;

- Dùng chung một số vật dụng với người mang virus viêm gan C (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,...);

- Quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan C.

Virus viêm gan C có thể lây qua đường tình dục hay không?

Có. Nhưng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục được cho là thấp. Nguy cơ tăng lên đối với người quan hệ tình dục với nhiều người, có bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục thô bạo, hoặc nhiễm HIV. Cần làm thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn cách thức và khi nào thì virus viêm gan C có thể lây qua quan hệ tình dục.

Có thể bị nhiễm virus viêm gan C khi xăm mình hoặc xỏ lỗ (khuyên tai, khuyên rốn,...) hay không?

Có. Bạn có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan C nếu xăm mình hoặc xỏ lỗ (khuyên tai, khuyên rốn,...) ở những nơi vệ sinh kém, không sử dụng dụng cụ tiệt trùng (dùng 1 lần).

Virus viêm gan C có lây lan khi tiếp xúc trong gia đình hay không?

Có. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra, trừ khi có tiếp xúc trực tiếp của vùng da bị tổn thương với máu của người nhiễm virus viêm gan C sống cùng trong nhà.

Virus viêm gan C có thể sống bao lâu ở bên ngoài cơ thể?

Virus viêm gan C có thể sống ngoài cơ thể, ở nhiệt độ phòng, trong thời gian ít nhất là 16 giờ, nhưng không lâu hơn 4 ngày.

Virus viêm gan C có lây truyền khi bị muỗi chích hoặc côn trùng cắn?

Không. Hiện không có bằng chứng nào về việc bị nhiễm virus viêm gan C do muỗi chích hoặc côn trùng cắn.

Viêm gan siêu vi C cấp tính có những triệu chứng gì?

Khoảng 70-80% những người bị viêm gan siêu vi C cấp không có bất cứ biểu hiện (triệu chứng) nào. Tuy nhiên, một số người sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng sau khi bị nhiễm virus, bao gồm:

- Sốt;

- Buồn nôn;

- Mệt mỏi;

- Nôn ói;

- Chán ăn;

- Đau bụng;

- Nước tiểu sậm màu;

- Vàng da /mắt.

Nhiễm virus viêm gan C bao lâu thì bắt đầu biểu hiện triệu chứng viêm gan C cấp?

Nếu có biểu hiện triệu chứng, thông thường những triệu chứng này xuất hiện sau khi nhiễm virus viêm gan C trung bình 6-7 tuần, nhưng cũng có thể dao động từ 2 tuần - 6 tháng. Tuy nhiên, phần lớn người bị viêm gan C không biểu hiện triệu chứng.

Người mang virus viêm gan C không triệu chứng thì có thể lây bệnh cho người khác không?

Có. Mặc dù không biểu hiện triệu chứng, nhưng người đó vẫn có thể lây truyền virus cho người khác.

Viêm gan C mạn biểu hiện triệu chứng như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân viêm gan C mạn không có triệu chứng. Tuy nhiên, người bị nhiễm virus viêm gan C trong nhiều năm thì gan có thể bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, bệnh không biểu hiện triệu chứng, cho tới khi xuất hiện những biến chứng.

Ở những bệnh nhân không có triệu chứng, viêm gan C thường được phát hiện nhờ xét nghiệm men gan trong máu (ALT, AST) thấy tăng cao.

Viêm gan C mạn tính liệu có nguy hiểm không?

Viêm gan C mạn tính là một bệnh nguy hiểm, vì có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Hệ quả lâu dài của viêm gan C là gì?

Theo ước tính, cứ mỗi 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có:

75 tới 85 người bị nhiễm virus viêm gan C mạn. Trong số đó:

- Có 60 - 70 người bị bệnh lý gan mạn tính;

- Có 5 - 20 người bị xơ gan sau khoảng thời gian 20 - 30 năm;

- Có 1 - 5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

Viêm gan C mạn tính có thể chữa khỏi hay không?

Có. Viêm gan C mạn tính là bệnh có thể chữa khỏi. Hiện nay có nhiều loại thuốc dùng cho điều trị viêm gan C mạn, trong đó có nhiều loại thuốc mới ra đời, hiệu quả ngày càng cao và ít tác dụng phụ hơn.

Tôi nghe nói có thuốc uống để điều trị viêm gan C?

Đúng vậy. Hiện nay tại Việt Nam đã có thuốc uống để điều trị viêm gan C. Do đó, có một số trường hợp không nhất thiết phải sử dụng thuốc chích như trước kia nữa. Bệnh nhân điều trị bằng phác đồ mới thì ít tác dụng phụ hơn, chi phí cũng đã giảm rất nhiều so với trước đây. Thời gian điều trị cũng giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 3 - 6 tháng (so với thời gian điều trị bằng thuốc chích trước kia là 6 - 12 tháng, thậm chí 18 tháng). Tỉ lệ thành công của các phác đồ điều trị có thể đạt tới 90%.

Tại Việt Nam, hiện đã có một số loại thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành có hoạt chất sofosbuvir, thuốc phối hợp 2 hoạt chất gồm sofosbuvir + ledipasvir, hoặc thuốc có hoạt chất daclatasvir. Việc sử dụng hợp lý những thuốc trên sẽ đem lại cơ hội điều trị khỏi bệnh viêm gan virus C cho rất nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp bệnh nhân đã bị xơ gan nặng.

Điều trị viêm gan C bây giờ đã trở nên dễ dàng?

Điều trị viêm gan C mạn hiện nay đã đỡ phức tạp hơn trước kia (tỉ lệ thành công cao hơn, ít tác dụng phụ hơn, thời gian điều trị ngắn hơn).

Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức, có những trường hợp khó điều trị và vẫn có thể thất bại, hoặc vẫn tồn tại nguy cơ biến chứng của bệnh viêm gan C (xơ gan, ung thư gan). Do đó, người thầy thuốc phải biết quyết định lựa chọn phác đồ phù hợp tối ưu nhất đối với từng trường hợp bệnh nhân. Cụ thể là, phải lựa chọn phác đồ nào, điều trị trong bao lâu là thích hợp, nhằm đạt hiệu quả tối đa (khỏi bệnh) với thời gian điều trị ngắn nhất và tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh. Bệnh nhân nên được tư vấn, điều trị, và theo dõi sau điều trị bởi bác sĩ chuyên về bệnh lý gan mật.

Viêm gan C có tự khỏi không?

Có khoảng 15-25% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C có thể tự khỏi bệnh (hết virus viêm gan C trong cơ thể) mà không cần điều trị. Đối với 75%-85% trường hợp còn lại bệnh không tự khỏi, cần điều trị để tránh những biến chứng lâu dài.

Người bị viêm gan C mạn tính phải làm thế nào để bảo vệ tốt lá gan của mình?

Những người bị viêm gan C mạn tính cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực viêm gan. Nên tránh uống rượu bia (để hạn chế tổn thương thêm cho gan). Khi dùng thêm bất cứ thuốc gì cũng cần được tư vấn bởi bác sĩ, để tránh những thuốc gây hại cho gan, đặc biệt là các thuốc chứa corticosteroid.

Nên tiêm ngừa viêm gan A, viêm gan B (nếu chưa bị nhiễm virus viêm gan B).


Nguồn: Hội Gan Mật TP Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, hình ảnh đội ngũ Long Châu đứng phát từng chai nước mát cho người đi đường đã trở thành điểm sáng tưới mát lòng người giữa phố phường oi ả.

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Bị sứa lửa đốt khi tắm biển ngày hè, nếu không được xử lý, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Tiếp tục hành trình đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, Tiêm chủng Long Châu hợp tác cùng ca sĩ Quang Hùng MasterD trong chiến dịch “Vì một thế hệ trẻ không ung thư do HPV”.

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar