11/12/2015 11:26 GMT+7

Thà ra vỉa hè còn hơn vô nhà vệ sinh công cộng?

NHÓM KHẢO SÁT
NHÓM KHẢO SÁT

TT - Chỉ 26% người sử dụng hài lòng với chất lượng nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở TP.HCM, mặc dù NVSCC vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi có tới 61% nói rằng sẽ tìm kiếm nó khi có nhu cầu cần “giải quyết”.

Nhân viên lau chùi giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh công cộng trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Châu Anh

Đó là kết quả cuộc khảo sát nhanh về chất lượng NVSCC tại TP.HCM mà Tuổi Trẻ vừa thực hiện. Có 80 người dân và 20 du khách nước ngoài tham gia khảo sát này.

Cải thiện nhiều, vẫn chưa hài lòng

Có 43% người trả lời khảo sát cho biết họ chỉ tạm chấp nhận, 31% không hài lòng với chất lượng NVSCC hiện nay. Lý do chính được họ đưa ra là: quá dơ (70%), không tiện lợi về vị trí và thiếu chỗ để xe (57%), thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt (30%).

Thực tế, khi thực hiện khảo sát, có nhiều người đã dành lời khen cho những NVSCC hiện đại vừa được xây mới, khang trang, có hệ thống hút mùi, thậm chí máy lạnh, có nhạc... như ở công viên 23-9, công viên Tao Đàn, phố đi bộ Nguyễn Huệ...

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cho biết mặc dù “cao cấp” như vậy nhưng ở những nơi đó, thi thoảng họ vẫn gặp tình trạng hết giấy, sàn nhà chưa kịp lau chùi, nhân viên trông coi hơi khó chịu giống như nhiều NVSCC “bình dân” khác.

“Đầu tiên, một mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi ngay khi tôi vừa mở cửa. Những vết bẩn bám khắp nơi và người ta hình như quên giội nước hoặc thiết bị giội bị hư, gãy. Nhiều nơi vẫn còn nhà vệ sinh ngồi xổm và có ruồi. Một số nơi thì không có bồn rửa tay” - đó là ấn tượng khó quên của anh Han Dong Ho (người Hàn Quốc) khi sử dụng NVSCC tại TP.HCM.

Giống như khách du lịch, nhiều người dân cũng than phiền về việc phân bố các NVSCC không hợp lý, thiếu bảng chỉ dẫn, không có người trông giữ xe, không an toàn vì nhiều khi vô NVSCC mà thấy kim tiêm vứt chỏng chơ, cửa nẻo thiếu chắc chắn, nguy cơ bị rình mò... Phải chăng đó là lý do khiến 11 trong số 80 người dân được hỏi nói rằng họ thường tiểu bậy ở ven đường? ]

“Tôi từ quê vào hai năm rồi, thú thật là mỗi lần có nhu cầu tôi lại kiếm mấy chỗ khuất như gốc cây để đi. Một phần vì thói quen hồi ở quê. Một phần vì tôi không có xe cộ gì, nếu mỗi lần như vậy lại đi bộ hàng cây số thì hơi bất tiện” - ông Đ.T.S. (thợ xây) nói.

Lý do tốn phí cũng khiến 17% người sử dụng không hài lòng về NVSCC. Nhưng thực tế có tới 59% số người trả lời khảo sát cho biết sẵn sàng chịu mất tiền mua một món đồ gì đó để sử dụng nhờ nhà vệ sinh trong các cửa hàng, siêu thị.

“Thú vị” nhất có lẽ là câu chuyện của những người khách du lịch. Nhiều vị khách cho biết dịch vụ này ở nước họ miễn phí nên họ khá lúng túng không biết kiếm đâu ra tiền lẻ để được dùng NVSCC.

Nhưng ở Đức, theo lời ông Theodor Sdinidt, chỉ công viên, đường cao tốc... mới có NVSCC và phí mỗi lượt đi tính ra tiền Việt khoảng 25.000 đồng.

Còn ở Pháp, chị Murielle tự hào khoe: “NVSCC ở nước tôi đương nhiên là rất tốt, thậm chí phải nói là rất đẹp. Ở Paris hay một vài TP lớn mà tôi biết thì phí thường là 1 USD/lượt hoặc cao hơn nữa”.

Ý kiến của 100 người - Đồ họa: Tấn Đạt

Câu chuyện ý thức

Khi đưa vào sử dụng những khu NVSCC “năm sao” tại chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh vào tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Thế Định - giám đốc Công ty Dịch vụ công ích Q.1, đơn vị đầu tư, quản lý - giới thiệu với chúng tôi những tiện ích như máy lạnh, thông gió, buồng vệ sinh riêng dành cho người khuyết tật... Chỉ vào cục xà bông trên bồn rửa tay, ông nói chỉ ngại nhất là vài người thiếu ý thức mang cục xà bông ấy vào nhà vệ sinh để... tắm rồi giặt đồ. Xài không hết, có người còn tiện tay liệng xuống bồn cầu. Mỗi lần như thế phải bứng lên để thông rất vất vả. Ông nói chỉ mong sao khi có cơ sở vật chất đẹp rồi thì mọi người sử dụng cũng phải chung tay giữ gìn mới lâu bền được.

Từ câu chuyện đó có thể hiểu được vì sao 68% trong số 100% người trả lời khảo sát cho rằng để nâng cao chất lượng NVSCC thì mỗi người sử dụng cần có ý thức tốt hơn. “Có người nói họ trả tiền rồi thì thích làm gì thì làm. Khi miễn phí, lại cũng có người nói xài chùa mà, cứ thoải mái” - chị Liên, một nhân viên lau dọn trong NVSCC ở Q.1, than phiền.

Để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ NVSCC, 23% số người khảo sát cho rằng nên miễn phí dịch vụ. Tuy nhiên, cũng có 23% cho rằng có thể tăng phí, miễn sao được phục vụ tốt hơn. Giải pháp được chọn nhiều nhất là tăng số lượng các NVSCC hiện đại, với vị trí tiện lợi, có người trông giữ xe (73% chọn). “Nếu NVSCC bố trí tiện lợi ở nhiều nơi, lại sạch sẽ thì chúng tôi sẽ sử dụng ngay thôi, thay vì phải đi mua thức ăn hoặc cà phê mới có thể dùng nhờ nhà vệ sinh của các cửa hàng” - Kailen, khách du lịch người Mỹ, nói. Du khách Han Dong Ho cũng nói: “Có lẽ sẽ mất rất nhiều tiền để nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại các NVSCC. Nhưng tôi tin nó thật sự đáng đầu tư và sẽ tạo ấn tượng tốt cho nhiều du khách khi tới thăm TP của các bạn”.

Anh Hàng Văn Trí (TNXP TP.HCM):

 

Rất nhiều khách du lịch nước ngoài và cả người Việt trong trường hợp khẩn cấp không thể tìm được NVSCC. Tôi cũng không ít lần bối rối vì họ hỏi mà không biết phải chỉ đi đâu cho tiện, đành nói họ tấp vào quán cà phê gần đó.

Anh Syed (người Úc):

Ý thức của một số người dân quá tệ. Họ xả rác bừa bãi, hút thuốc, đi không xả nước... khiến NVSCC trở nên dơ dáy, ít người vào.

Ông Nguyễn Đạt Tân (phụ hồ):

 

Kiếm mãi mới được một cái NVSCC thì vô tới nơi nhân viên lại cằn nhằn, la mắng. Nhiều nhà vệ sinh không có nơi để xe, năn nỉ người ta cho để xe tạm nhưng người ta không cho.

Anh Trương Công Hiếu (Q.8):

 

Nên có thêm nhiều NVSCC, không cần quá hoành tráng, chỉ cần cung cấp đủ nhu cầu của người dân và hợp vệ sinh là được.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trên địa bàn TP hiện có 208 NVSCC. Trong đó, trên các tuyến đường, công viên, bến xe, chợ được phân bố 155 NVSCC. Tại các khu vực, địa điểm thu hút du lịch như Bảo tàng TP.HCM, chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Thảo cầm viên Sài Gòn, Bảo tàng Tôn Đức Thắng... có 53 NVSCC.

Q.KHẢI

NHÓM KHẢO SÁT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Trung đoàn Không quân Công an nhân dân trao tặng 1.000 thùng sữa, "tiếp sức" lực lượng công an đang ngày đêm tập luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Ngày 2 và 3-8 tới, Tây Ninh sẽ tổ chức giải chạy marathon chuẩn quốc tế với quy mô khoảng 8.000 vận động viên quanh núi Bà Đen.

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Làm việc tại đặc khu Cồn Cỏ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang nêu đảo này phải phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh, tinh gọn về tổ chức.

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc

Đến nay xe đưa đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) đến trung tâm hành chính TP.HCM làm việc đã có nhiều người đi hơn trước.

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar