25/01/2025 14:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tết về đánh bóng lư đồng, nhớ thương nguồn cội

Như một thông lệ, sau ngày 25 Tết, khi cúng đưa ông bà xong thì người dân miền Tây tập trung lau chùi lư đồng, dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng nhà cửa.

Tết về đánh bóng lư đồng, nhớ thương nguồn cội - Ảnh 1.

Lau chùi lư đồng ăn Tết không những làm đẹp, sạch sẽ những vật dụng trên bàn thờ mà còn là dịp để giáo dục con cháu sống biết đến cội nguồn, tổ tiên - Ảnh: THANH HUYỀN

Ở vùng quê Nam Bộ, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh bộ lư, bộ chân đèn được các gia đình đặt ở nơi trang trọng nhất trên bàn thờ gia tiên. Tùy vào kinh tế mỗi nhà mà kích thước, chất liệu bộ lư khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là đều thể hiện lòng thành kính của con cháu với người đã khuất.

Bộ lư đồng được chế tác tinh xảo. Tùy nơi sẽ có những họa tiết khác nhau nhưng thường thấy là chiếc nắp lư sẽ có hình một con kỳ lân. Bộ lư đồng thường đi kèm với cặp chân đèn hoặc một lư hương nhỏ.

Ngày Tết dù bận rộn đến đâu thì việc chùi rửa, đánh bóng lư đồng đều được bà con đặt ưu tiên hàng đầu. Cứ vào khoảng 25 Tết, các gia đình bắt đầu chùi lư. Để bộ lư đồng sáng đẹp như mới thì mỗi thời, người ta có bí quyết riêng.

Lau chùi lư đồng đón Tết - Ảnh 2.

Có những bộ lư đồng được lưu truyền nhiều đời và gia chủ xem như là "bảo vật".

Ông Đỗ Văn Nghiệp, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết những ngày cuối năm, con cháu trong nhà thường đem những bộ lư xuống lau chùi, thường chùi bằng trấu với xà phòng, có một số người ngâm bộ lư trong hèm nấu rượu để cho sáng bóng.

Theo quan niệm dân gian, độ sáng bóng của bộ lư đồng vừa thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên, vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong những ngày đầu năm.

Ông Nguyễn Thái Thuận, xã Lý Văn Lâm, cho rằng việc chùi lư đồng nhìn thì đơn giản nhưng không kém phần quan trọng, không thể làm qua loa được mà phải làm trong sự thành kính, trân trọng.

Chùi lư ăn Tết - Ảnh 3.

Vì không muốn bộ lư bị ăn mòn nên ông Nguyễn Thái Thuận chọn cách chùi rửa tại nhà.

Dù là cách nào đi nữa thì chùi lư ăn Tết luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng mỗi mùa xuân, nó không chỉ là giúp nhà cửa thêm phần tươm tất, mà còn là giữ truyền thống lâu đời nơi đất phương Nam.

Theo ông Tạ Hoàng Nguyên - TP Cà Mau, xem việc chùi lư đồng ăn Tết là công việc không thể thiếu trong những ngày cuối năm. Ông Nguyên cho rằng mỗi năm chỉ chùi lư đồng được một lần do mình đã đưa ông bà đi vào ngày 25, lúc này bàn thờ sẽ không còn vong linh của ông bà, mình thoải mái chùi.

Việc chùi lư không gấp rút được mà phải làm chậm, kỹ lưỡng để nhớ lại những kỷ niệm với ông bà và cũng là cơ hội để hướng dẫn con cháu trong nhà sống phải biết cội nguồn, hiếu thảo.

Tuy ngày nay nhiều nơi đã có máy chùi lư, nhưng nhiều người vẫn thích tự chùi ở nhà. Chưa hẳn là để tiết kiệm, mà tự chùi sẽ giúp bộ lư ít hao mòn, sáng bóng lâu hơn, và cũng thể hiện được tấm lòng của mình với tổ tiên.

Lau chùi lư đồng đón Tết - Ảnh 4.

Trước khi "thỉnh" lư đồng xuống chùi rửa, cần cúng cơm đưa ông bà.

Còn với những ai bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm thì có thể mang lư đồng ra chợ thuê thợ lau chùi, đánh bóng. Mỗi lư đồng cùng chân đèn tùy theo độ lớn nhỏ và mức độ phức tạp của các chi tiết mà có thời gian đánh bóng từ một đến hai giờ, giá tiền cũng dao động từ vài chục đến hàng trăm ngàn đồng.

Những người thợ chùi lư cho biết để đánh bóng một bộ lư đồng phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó làm bóng là khó nhất, vì chỉ cần một chút sơ suất có thể làm hư cả bộ lư. Với những bộ lư lớn, chạm trổ tinh xảo, gia chủ xem như bảo vật gia truyền, người thợ càng phải cẩn thận, nếu để xảy ra sự cố thì dù có tiền cũng không đền nổi.

Anh Ngô Chí Tâm, phường 2, TP Cà Mau, cho biết chùi lư bằng máy đỡ tốn công hơn rất nhiều so với làm thủ công bằng tay. Tuy nhiên, chùi bằng máy cũng phải cẩn thận vì một sơ suất nhỏ cũng có thể làm trầy bộ lư.

Lau chùi lư đồng đón Tết - Ảnh 7.

Việc chùi lư vất vả và cần sự tập trung, cẩn trọng, mỗi ngày anh Chí Tâm có thu nhập khoảng 2 triệu đồng.

Dù thuê mướn hay tự làm thì chùi lư ăn Tết vẫn là nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần trọng hiếu đối với ông bà quá cố.

Cận Tết xuống phố đánh bóng lư đồng, ‘hái’ tiền triệu bằng nghề tay trái

Tranh thủ những ngày cuối năm, nhiều người cùng đồ nghề xuống phố đánh lư đồng. Đây là công việc thời vụ nhưng mang lại thu nhập hấp dẫn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên tự gánh, thay vì đổ lỗi cho các mức thuế do chính quyền ông áp lên hàng nhập khẩu khiến giá cả của nhà bán lẻ này tăng lên.

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Hơn 35.500 tỉ đồng sẽ tập trung cho việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch chất lượng cao.

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Giá hồ tiêu trong nước tăng nhẹ và được dự báo có thể còn tăng trong tương lai gần do nguồn cung cơ bản chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Hai vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ liên tục xây dựng hình ảnh giàu sang trên mạng xã hội, từ đó quảng cáo và bán chạy hàng loạt sản phẩm gắn liền với sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Ông Hồ Anh Minh, con trai một tỉ phú USD của Việt Nam, đã có khối tài sản vượt 10.000 tỉ đồng trên sàn chứng khoán.

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar