01/06/2011 14:23 GMT+7

Tết thiếu nhi, nhớ những bạn nhỏ ở Trường Sa

Bài và ảnh: LÊ ĐỨC DỤC
Bài và ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

TTO - Mỗi chuyến trở về từ Trường Sa, sau bóng dáng những con tàu, người lính, hàng phong ba trước sóng gió, vẻ đẹp kiêu hãnh của những đảo chìm, hình ảnh những em bé sống giữa đảo xa luôn là một ám ảnh xúc động lạ lùng trong tôi.

Phóng to

Tháng 5-2009 ra Trường Sa, người dân trên đảo đầu tiên tôi gặp là hai em bé này: Võ Thị Uy Phương, năm ấy 11 tuổi học lớp 4 và Võ Viết Hiền ,8 tuổi, con anh Võ Văn Trường và chị Nguyễn Thị Hạnh. Hai chị em đang đọc sách bên một… công sự trước căn nhà của mình, xung quanh hoa muống biển bò lan man nở tím

Tháng 6, Ngày quốc tế thiếu nhi, khi những em bé nơi thành phố được bố mẹ cho đi công viên, đu quay, tàu điện, thú nhún… tôi lại ngồi bần thần với những tấm ảnh về các bạn nhỏ ở Trường Sa.

Những hình ảnh này được đến với bạn đọc trong ngày 1-6 năm nay như một tình cảm dấu yêu với các em giữa trùng khơi sóng gió, và cũng để nhắc với mọi người rằng ở Trường Sa, bên những người lính chịu muôn ngàn gian khó còn có các em thơ của chúng ta.

Các em đang hồn nhiên đùa vui với trái bàng và cát trắng, chơi những trò chơi mà hình như ở đất liền ít em bé chơi nữa, như: chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, đánh bi... Công viên của các em có thể là nhà đèn - công trình đẹp nhất, cao nhất trên đảo.

Và hơn tất cả là niềm mong mỏi được đón khách từ đất liền ra thăm, mừng hơn khi các em gặp lại những người quen cũ.

Phóng to

Phương và Hiền dắt tôi vào thăm góc học tập và chụp cho các em mấy tấm hình, chổ học đầy đủ ánh sáng và rộng rãi.

Phóng to

Và Phương đã tự trang trí góc học tập của hai chị em bằng những bức tranh do chính em vẽ. Xúc động làm sao khi bàn tay thơ bé của em nắn nót kẻ hai câu “Tiên học lễ, hậu học văn” và “Tôn sư trọng đạo" dán lên tường

Phóng to

Đêm đó, trong chương trình giao lưu văn nghệ trên đảo có tiếng hát thơ dại từ những công dân nhí Trường Sa vang lên bên cột mốc chủ quyền, ai cũng nghẹn ngào

Phóng to

Tháng 5-2010, trở lại Trường Sa, tôi lại gặp các em, bé Uy Phương đã về đất liền học tiếp lớp 5. Bé Mi Sen đang chơi trò “chơi ô ăn quan” với các bạn. Ai đã ra Trường Sa Lớn sẽ khó quên hình ảnh hai chị em Mi Sen và Chin Si, chị trông rất già dặn và cậu em thì láu lỉnh. Hai em là con của anh Nguyễn Xuân Yên và chị Trần Thị Hoa, ở nhà số 4 thị trấn Trường Sa. Mi Sen khi ấy (năm 2010) 7 tuổi và Chin Si 6 tuổi. Thế nhưng chỉ xem mấy tấm hình này sẽ thấy cô chị 7 tuổi đã chăm lo cho cậu em 6 tuổi như thế nào.

Phóng to

Nhặt một trái bàng, Mi Sen dùng viên gạch ghè vỡ, cậu em Chin Si ngồi nhìn chị

Phóng to

Sau đó cô chị Mi Sen tỉ mẩn bóc lấy hạt bàng

Phóng to

Và âu yếm đút vào miệng cậu em

Phóng to

Hải đăng Trường Sa - tòa nhà cao nhất đảo - là "công viên" của các bạn nhỏ ở đây

Phóng to

Đón đoàn ra thăm Song Tử Tây năm 2010, thật vui khi gặp em bé này vừa tròn 1 tuổi theo mẹ ra vỗ tay chào đón đoàn. Tên em là Hồ Song Tất Minh. Em chào đời lúc 12 giờ 5 phút ngày 16-5-2009 tại bệnh xá Quân dân y trên xã đảo Song Tử Tây. Mẹ là chị Trương Thị Liền, 32 tuổi, cha là Hồ Dương, 35 tuổi. Bác sĩ đỡ ca sinh này là Mai An Giang

Phóng to

Người được các em bé ở Song Tử Tây vui mừng chào đón nhất là thượng tá Trịnh Lương Vượng, ông vốn là cựu đảo trưởng Song Tử Tây, sau khi chuyển về đất liền công tác, ngày ông trở lại tất cả các em reo to: "A, bác Vượng ra thăm"

Phóng to

Nghệ sĩ trẻ Bùi Văn Phòng - diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội - tập hát cho các em nhỏ đảo Song Tử Tây dưới tán cây phong ba

Phóng to

Sau đó quay lại chơi bắn bi cùng nhau.

Phóng to

Trẻ con thì ở đâu cũng như nhau, được nghỉ học là tha hồ vui

Phóng to

Tấm hình hai chị em Uy Phương và Hiền ở Trường Sa Lớn với ánh mắt hồn nhiên mà kiên nghị luôn khiến tôi chưa bao giờ nguôi cảm phục và xúc động khi nghĩ về các bạn nhỏ ở đảo xa

Bài và ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar