28/01/2025 09:44 GMT+7

Tết ở nơi sáng đèn 24/24h, 365 ngày trong năm

Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai sáng đèn 24/24h trong ngày, 365 ngày trong năm, và những ngày Tết này cũng thường xuyên có khoảng 200 y, bác sĩ túc trực. A9 là cơ sở đầu ngành cấp cứu người bệnh nặng, ở ranh giới của sự sống.

Tết ở nơi sáng đèn 24/24h, 365 ngày trong năm - Ảnh 1.

Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai ngày cận Tết - Ảnh: HỒNG HÀ

Khác với những năm trước, A9 giờ sạch đẹp hơn rất nhiều nhờ khu nhà mới với 30 giường bệnh mới được đưa vào hoạt động, nâng tổng số giường của trung tâm lên hơn 200. Nhờ đó, tầng 1, tầng 2 trung tâm có sảnh để bệnh nhân và người nhà chờ, khu tiếp đón, có đào quất và những góc đầy hoa, báo hiệu ngày Tết đã đến.

Thế nhưng với những chủ nhân ở đây thì Tết cũng sẽ không khác gì ngày thường, họ vẫn phải đi làm. Bệnh nhân cấp cứu có thể vào viện bất kỳ lúc nào, chưa kể các tình huống dễ xảy ra trong dịp Tết như ngộ độc thực phẩm, hay thời tiết ngày 29 Tết lạnh hơn, nguy cơ gia tăng người bệnh đột quỵ.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc trung tâm chia sẻ anh nhớ mãi Tết 2006, khi anh còn là bác sĩ trẻ, giao thừa vừa qua là có một bệnh nhân rất nặng vào cấp cứu.

Có năm bệnh nhân đông, A9 không kịp đón giao thừa, nhiều y, bác sĩ không kịp ăn bữa cơm tối 30, dù trung tâm đã chuẩn bị cho kíp trực một bữa tối tất niên.

"Những năm trước có Tết cả 2 vợ chồng cùng đi trực, mùng 2 mới có cảm giác Tết vì được rời bệnh viện. Lúc còn trẻ thì Tết chúng tôi vẫn về mỗi bên quê nội, quê ngoại được 1 ngày, giờ thì 1 ngày cũng khó dù quê chúng tôi ở gần đây thôi" - bác sĩ Tuấn nói.

Dịp Tết, theo bác sĩ Tuấn có thể sẽ có bệnh nhân nặng nhập viện do các tuyến y tế cơ sở nghỉ nên bệnh nhân nặng sẽ lên thẳng tuyến trên nhiều hơn. Thời tiết thay đổi nên nguy cơ người bệnh tim mạch, bệnh nền bị biến chứng, người bệnh cấp cứu do ngộ độc, chấn thương...

"Tết Ất Tỵ năm nay chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch gần 20 trang gửi phòng kế hoạch tổng hợp, qua đó các khoa phòng đều nắm và phối hợp, gửi ban giám đốc bệnh viện thông qua.

Trong đó, nếu xảy ra tình huống bất thường, bệnh nhân đông thì báo động toàn miền Bắc để cơ sở y tế tuyến dưới sẽ giãn chuyển bệnh nhân lên và phân tải.

Hay ngộ độc tập thể như vụ ở Long Biên (Hà Nội) gần đây thì dành riêng 2 phòng để phân loại; khi đang hoạt động mà mất điện, máy siêu âm trục trặc hay hacker tấn công máy tính thì làm gì..." - bác sĩ Tuấn nói.

Ngoài kế hoạch trong các tình huống bất thường, y bác sĩ A9 cũng có chuẩn bị trong nội bộ trung tâm về thiết bị, máy móc, thuốc... Đêm giao thừa, A9 sẽ có hơn 40 y bác sĩ của trung tâm và khoảng 160 y bác sĩ các khoa phòng khác đến hỗ trợ túc trực, sẵn sàng cấp cứu người bệnh.

Tết ở nơi sáng đèn 24/24h, 365 ngày trong năm - Ảnh 2.

Ít ai tin được rằng góc "check-in" này ngay tầng 2 của A9. Theo bác sĩ Tuấn, nghề y có đặc thù là phải giữ để cảm xúc cá nhân không chi phối đến chuyên môn, nhưng môi trường tốt sẽ truyền được cảm xúc tốt cho người bệnh - Ảnh: HỒNG HÀ

Bác sĩ Tuấn gọi nghề y của các anh chị là "nghề phục vụ", khi mọi người nghỉ Tết thì bệnh viện, đặc biệt là khoa cấp cứu của bệnh viện vẫn sáng đèn. Anh bảo với bác sĩ cấp cứu như anh, "nghỉ Tết là xa xỉ". Mỗi năm lại một kế hoạch trực Tết được xây dựng, các bác sĩ rảnh rang chưa có gia đình sẽ được "ưu tiên" trực giao thừa.

Sau phút chuyển giao năm cũ và năm mới, đại diện các khoa phòng đang trực đêm giao thừa sẽ tới chúc Tết trung tâm cấp cứu, nhưng công tác chuyên môn vẫn phải đảm bảo từng giây phút để giữ an toàn cho người bệnh. Chuyên gia của các khoa phòng cũng trực qua điện thoại để kịp thời ứng trực bất kỳ lúc nào.

Tết này, chính bác sĩ Tuấn sẽ trực bệnh viện lúc giao thừa. Có hồi hộp khi năm mới đến, có bâng khuâng ở thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Giây phút giao thừa cũng là lúc bệnh viện vắng lặng hơn chút ít so với ngày thường, và các anh sẽ lại bắt đầu một năm mới ngay từ ngày mùng 1, và ngày đông nhất trong dịp đầu năm bao giờ cũng là ngày đầu tiên mọi người đi làm, năm nay là ngày mùng 5 Tết.

Cảnh sát dùng xe đặc chủng mở đường đưa bé trai từ cao tốc tới TP.HCM cấp cứu

Chiều 24-1, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn tắc cục bộ. Cảnh sát giao thông đã dùng xe đặc chủng mở đường cho xe đưa bé trai 3 tuổi tới bệnh viện cấp cứu.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Không chỉ gây hại cho da, việc tắm lâu và dùng quá nhiều sản phẩm còn ảnh hưởng đến môi trường.

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Sau 2 tháng nỗ lực, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu nguy kịch trước đó.

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Phía sau những biểu hiện trầm cảm, lo âu của một bệnh nhân nam đi khám tâm thần lại là một vấn đề thường bị giấu kín - rối loạn cương dương.

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar