31/01/2018 14:41 GMT+7

Tết ấm của công nhân xa quê

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO -“Ở nhà trọ, sống tằn tiện, ăn tết xa nhà” là chuyện ngày thường của công nhân xa quê. Ở đâu đó, họ may mắn gặp những bà chủ trọ nghĩa tình cùng ăn bữa cơm tất niên đêm giao thừa.

Tết ấm của công nhân xa quê - Ảnh 1.

Đời công nhân bớt chút nhọc nhằn, ân tình xóm trọ bớt đi chút ít chạnh lòng phút giao thừa của những gia đình công nhân xa quê, bám trụ lại với mưu sinh nơi thành phố.

Những khi con nhỏ đau bệnh, bố mẹ già ở quê đau bệnh, hoãn tiền nhà bà Chín 2-3 tháng liền rồi trả dần. Ở nơi khác chắc phải chuyển chỗ trọ lâu rồi

Chị Lê Thị Chi

Bữa cơm tất niên của bà Chín

Bà Chín tên là Nguyễn Thị Huệ (58 tuổi) nhưng công nhân chỉ gọi "Chín ơi" thân thiết khi nói chuyện với bà. Dãy phòng trọ bà Chín cho công nhân thuê nằm cuối con hẻm nhỏ đường Lê Đình Cẩn (phường Tân Tạo, quận Bình Tân). Công nhân có người đã ở dãy trọ của bà 7-8 năm trời, người thì 10 năm bởi "chẳng ở đâu tìm được chủ trọ tốt như bà Chín". Đã bốn năm nay, giá phòng chỉ 1,1 triệu đồng, từ tiền phòng đến tiền điện nước bà Chín đều không tăng.

Khoảng sân nhỏ được che tôn trước cái tiệm nho nhỏ của bà cũng là chỗ la cà của đám trẻ trong xóm trọ và là nơi bà Chín bày mấy mâm cỗ tất niên cho mấy gia đình công nhân không về quê ăn tết mỗi dịp cuối năm. "Vợ chồng tôi ở đây bảy năm rồi, 3-4 năm mới về quê một lần. Năm nào không về quê cũng ăn cỗ tất niên của bà Chín" - chị Lê Thị Chi (30 tuổi, quê Nghệ An, công nhân Công ty Pouyuen, quận Bình Tân) nói.

Giống như cái tết hai năm qua, năm nay vợ chồng chị Chi và con gái Gia Linh (4 tuổi) sẽ lại mặc đồ đẹp ra ăn bữa cơm tất niên với những công nhân khác cùng gia đình bà Chín, nghe mọi người xôm tụ hát hò. Gia Linh thì tíu tít nhận lì xì của bà Chín. Chị Chi nói ở quê cha mẹ đều đã lớn tuổi, làm lúa năm nào cũng thất, lương công nhân chỉ đủ chắt bóp gửi chút ít về phụ giúp cha mẹ già nên chẳng nghĩ đến chuyện về quê ăn tết.

Tết xa nhà của công nhân nghèo chẳng có họ hàng thân thích, con gái 4 tuổi chỉ một lần ăn tết với họ hàng thân thích ở quê lúc 1 tuổi nên bữa cơm tất niên rộn ràng, món lì xì, túi quà tết ấm lòng từ bà chủ trọ cũng là chút mùa xuân của con gái và hai vợ chồng.

Với cô bé Thùy Trang (8 tuổi), một cô bé bẽn lẽn khác trong xóm trọ, con vợ chồng chị công nhân Nguyễn Thị Viên (33 tuổi, quê Nghệ An), những lần đi chơi của cô bé chỉ là mấy ngày bố mẹ không phải tăng ca, "đưa đi siêu thị ngắm đồ mỏi chân rồi về". Trang cũng giống như Linh, chỉ có một cái tết với nội, ngoại lúc còn bé xíu, còn thì đã bảy năm ăn tết xóm trọ, bảy năm biết đến mùi vị tết là bữa cơm tất niên bà Chín nấu.

Cũng vậy, nhiều năm nay dãy trọ của bà chủ Nguyễn Thị Thu Hà (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) cũng giữ nguyên giá trọ, tiền điện nước để "công nhân bớt đi phần lo". Bà Hà bảo công nhân ở với bà ít khi chuyển đi mà "lấy chồng, lấy vợ thì vợ chồng về ở trọ đây luôn". "Khi có đứa nào đến bảo "cô Hà ơi, chừng dăm ba tháng tới con chuyển đi" thì thường là mừng. Nhiều đứa làm công nhân hơn chục năm dành dụm mua được đất ở mấy huyện xa thành phố thì mới chuyển đi" - bà Hà kể.

Những chuyến xe nghĩa tình

Từ trước khi thành phố có chương trình "Tấm vé nghĩa tình" hỗ trợ vé xe cho công nhân hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết thì năm 2002 Công ty TNHH liên doanh Vĩnh Hưng (quận 12, TP.HCM) đã tổ chức xe đưa đón miễn phí công nhân về quê ăn tết. 

"Hồi đó, thấy năm nào công nhân mình cũng cập rập lo đặt vé xe, dành dụm tiền mua vé từ tận đầu năm rồi phải ngồi ghế phụ, bị bỏ lại phút cuối thấy cực quá nên công ty quyết định tổ chức xe đưa đón công nhân ở xa về quê đón tết" - bà Nguyễn Thị Phương Lan, quản lý nhân sự Công ty Vĩnh Hưng, kể. Cứ thế đã 15 năm.

Ông Nguyễn Thành Đô - trưởng Ban chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM - cho biết năm nay TP sẽ vận động khoảng 9.000 vé xe cho công nhân hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết, trong đó ưu tiên công nhân đã nhiều năm không về, có thành tích sản xuất tốt. Công đoàn sẽ vận động doanh nghiệp hỗ trợ 70% chi phí vé, công đoàn các cấp hỗ trợ 30% còn lại.

"Tết sum vầy" - chương trình tất niên cho gia đình công nhân năm nay sẽ có khoảng 600 hộ gia đình công nhân tham dự, gồm những công nhân mất việc làm, bị tai nạn, bệnh hiểm nghèo hoặc nữ công nhân đang mang thai, nuôi con nhỏ...

Đòn bánh tét của bà chủ trọ

Năm nào cũng vậy, vài ngày trước tết bà Chín lại lui cui gói bánh tét để tối tất niên bày ra với dưa món, thịt kho tàu... cho công nhân ở trọ cùng ăn cho có hương vị ngày tết.

Bà kể công nhân làm vất vả, lúc được nghỉ đã sát rạt ngày tết nên bà và người nhà lo mua nếp, mua lá, nấu nhân đậu, nhân chuối gói bánh tét. Ngày tết, công nhân nào ở lại thì bà tặng mỗi nhà một đòn, thêm hộp bánh, chai dầu ăn, bịch bột ngọt...

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar