18/08/2011 04:12 GMT+7

Tên trộm thành... tế bào

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG(ĐH Dược Murdoch, Úc)
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG(ĐH Dược Murdoch, Úc)

TT - Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, quảng bá sản phẩm... chúng ta ít nhiều nghe nói đến những từ lạ như “gốc tự do” và “chất chống oxy hóa”...

Vậy ”gốc tự do” là gì, “chất chống oxy hóa” là gì và có tác động gì lên sức khỏe của chúng ta?

Những vụ trộm liên hoàn

Bạn có thể hình dung như thế này, hạt nhân của một nguyên tử được bao bọc bởi một đám mây điện tử. Những điện tử trong đám mây này luôn bắt cặp với nhau để tạo ra một trạng thái vững bền. Nhưng sự đời đâu phải lúc nào cũng “ngon cơm” như vậy. Đôi khi nguyên tử “lỡ” làm mất một điện tử thì sẽ làm cho những cặp đôi nguyên tử bỗng dưng đơn thân lẻ bóng. Nguyên tử này bấy giờ được gọi bằng một cái tên sặc mùi hóa học là “gốc tự do” (free radical) và luôn ở trạng thái dễ bị “kích động”.

Khi nguyên tử bị mất điện tử thì chúng đâu có ngồi yên mà sẽ tìm cách “chôm chỉa” điện tử của những nguyên tử kế cận. Những nguyên tử bỗng nhiên bị mất của này trở thành “gốc tự do” và lại tìm cách chôm chỉa điện tử của những nguyên tử khác. Cứ như vậy, ân đền oán trả xảy ra liên tu bất tận và cuối cùng gây tổn hại cho tế bào.

“Gốc tự do” sẽ làm ngòi nổ cho bệnh tật và được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các rối loạn về tim mạch cùng vô số bệnh hiểm nghèo khác.

Hiệp sĩ giữa đàng

“Gốc tự do” thường xảy ra trong quá trình chuyển hóa. Đôi khi chính hệ miễn dịch của cơ thể cũng tạo ra ”gốc tự do” để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, ”gốc tự do” gây lo ngại nhất được hình thành do sự ô nhiễm môi trường, phóng xạ, khói thuốc, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

Cơ thể chúng ta sẽ tự vệ trước sự tàn phá của những “gốc tự do” bằng cách tạo ra những enzyme để dẹp loạn. Tuy nhiên, những enzyme này cũng chưa đủ “võ công” để có thể ăn thua đủ với các “gốc tự do”. Vì vậy phải cần sự trợ giúp của những hiệp sĩ mang cái tên nghĩa hiệp là “chất chống oxy hóa” (antioxidants). Những hiệp sĩ này vào cơ thể qua thực phẩm.

Các “chất chống oxy hóa” sẽ cảm hóa các “gốc tự do” bằng cách ban phát cho các “gốc tự do” những điện tử bị thiếu, làm gốc tự do bỏ thói chôm chỉa, ngăn chặn những vụ trộm điện tử liên hoàn.

“Chất chống oxy hóa” rất nổi tiếng là curcuminoids có trong củ nghệ. Những “chất chống oxy hóa” khác bao gồm vitamin E, vitamin C, tiền vitamin A, selenium... Để có tác động kháng oxy hóa, chúng ta cần đưa thêm những thực phẩm hoặc bổ sung các vitamin và khoáng tố vào cơ thể đủ liều lượng được đề nghị mỗi ngày. Cụ thể như sau:

Vitamin E: là loại vitamin tan trong dầu, tìm thấy ở hạt, dầu cá, ngũ cốc (nguyên hạt)... Mỗi ngày cần cung cấp 12 IU (đơn vị quốc tế) cho phụ nữ và 15 IU cho nam giới.

Vitamin C được tìm thấy trong cam, chanh, bông cải xanh, cải bó xôi, dâu tây. Liều lượng mỗi ngày là 60mg.

Ngoài ra cũng lưu ý lựa chọn đồ ăn, thức uống, gia vị được cho là có nhiều “chất chống oxy hóa” như rượu nho đỏ, trà xanh, hành tỏi...

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG(ĐH Dược Murdoch, Úc)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar